Loading...
Chào mừng bạn đến với Website Bệnh Viện Sản nhi Nghệ An

Liệt dây thần kinh số 7 là gì?

Dây thần kinh số 7 có chức năng liên quan đến cảm giác và vị giác, vận động. Dây thần kinh này chi phối vận động của khuôn mặt. Khi bị liệt dây thần kinh số 7 thì khuôn mặt sẽ mất trạng thái vận động bình thường. Có thể là mất vận động hoàn toàn khuôn mặt hoặc một bên mặt, còn được gọi là liệt mặt ngoại biên.

Hệ thống dây thần kinh ở khuôn mặt rất phức tạp liên quan đến hệ thần kinh trung ương qua thái dương và cả tuyến mang tai, cơ vùng mặt. Liệt dây thần kinh số 7 vì thế có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau.

 

Hình ảnh minh họa.

Biểu hiện và nguyên nhân

Có vai trò chính trong điều hành vận động khuôn mặt nên khi liệt dây thần kinh số 7 thường có biểu hiện đầu tiên trên khuôn mặt:


Triệu chứng

Bệnh nhân bị liệt dây thần kinh này thường có những biểu hiện sau:

  • Tuyến lệ hoạt động kém, mí mắt sụp, khô mắt, mắt không thể nháy hoặc nhắm mắt bình thường được.
  • Một bên miệng khó hoặc không mỉm cười được, không khép lại được, chảy dãi.
  • Miệng bị kéo lệch về bên lành.
  • Bệnh nhân bị đau ở góc hàm, thái xương, tai,…
  • Vị giác thay đổi.
  • Nhạy cảm với âm thanh.
  • Khả năng nói bị hạn chế, không nói được, miệng méo, khó ăn và uống nước hay bị trào ra ngoài.

Những trường hợp bệnh nhân bị liệt dây thần kinh số 7 do nhiễm trùng còn có thể xuất hiện những cơn đau dữ dội. Kèm theo là nổi mụn nước trong lưỡi hay vòm miệng.

 

Hình ảnh minh họa.

Nguyên nhân

Căn bệnh này không phân biệt lứa tuổi, giới tính. Bệnh do nhiều nguyên nhân như:

  • Bị nhiễm lạnh đột ngột, trúng gió.
  • Bị viêm tai giữa, viêm mũi họng dài ngày không điều trị dứt điểm được.
  • Bệnh nhân bị chấn thương vùng thái dương, xương chũm.
  • Do bệnh lý ở nền sọ, tiểu đường, xơ vữa động mạch, cao huyết áp,..
  • Người có sức khỏe suy yếu, mang thai, thường xuyên căng thẳng, thức khuya, dậy quá sớm, hay uống bia rượu,…

Mức độ nguy hiểm khi liệt dây thần kinh số 7

Bệnh này nếu không được phát hiện ngay từ sớm và điều trị tác động kịp thời sẽ dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như:

Các biến chứng mắt

Đây là biến chứng rất điển hình. Bệnh nhân có thể dễ dàng mắc các bệnh về mắt như: viêm kết mạc, viêm giác mạc, lộn mí, khô mắt do không nhắm được mắt,… Về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng nặng nề đến tầm nhìn. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể bị co cơ, không tự chủ nhắm mắt hoặc gặp hội chứng nước mắt cá sấu, thường xuyên tự chảy nước mắt.

 

Hình ảnh minh họa.

Co thắt nửa mặt sau liệt mặt

Gặp phải ở trường hợp bệnh nhân bị liệt nặng. Dây thần kinh đã tổn thương nặng và sự phân bố lại thần kinh một phần. Biến chứng này khiến bệnh nhân không chỉ đau đớn mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt thường ngày.

Điều trị bằng can thiệp nội khoa

 

Bệnh nhân được chỉ định dùng thuốc giãn mạch, vitamin nhóm B và thuốc kháng viêm cho những trường hợp có biểu hiện viêm hoặc dự phòng nhiễm trùng. Kết hợp với một số liệu pháp khác nhằm phục hồi lại dây thần kinh bị tổn thương. Một phương pháp khác được áp dụng rất phổ biến đó là xoa bóp, bấm huyệt và châm cứu để phục hồi liệt mặt.

 

 



Quảng cáo
Thống kê truy cập
Người đang truy cập: 587
Tổng số lượt truy cập: 6371078