Loading...
Chào mừng bạn đến với Website Bệnh Viện Sản nhi Nghệ An

Phục hồi chức năng sau phẫu thuật khe hở môi - vòm miệng

Khe hở môi vòm miệng là một dị tật bẩm sinh vùng mặt hay gặp với tỷ lệ khoảng 1/600 đên 1/1000 trẻ mới sinh. Các yếu tố nguy cơ cao là mẹ lớn tuổi, mắc các rối loạn tâm lý, nhiễm tia xạ, nhiễm virus như cảm cúm, quai bị, mẹ mắc các bệnh lý khi mang thai như đái tháo đường, cường giáp, sử dụng các chất độc như rượu, cà phê, nicotine. Trẻ có thể có khe hở vòm miệng đơn thuần hoặc có khe hở môi – vòm miệng. Khe hở có thể ở một bên hoặc hai bên. Khe hở môi vòm miệng ngoài vấn đề thẩm mĩ còn gây ra nhiều khó khăn cho trẻ như khó cho ăn – cho bú, dễ bị sặc, dễ dẫn đến các vấn đề về nhiễm trùng hô hấp, rối loạn phát âm, rối loạn ngôn ngữ.

 

Khe hở môi vòm miệng hiện nay được chăm sóc và điều trị bởi nhóm đa chuyên ngành gồm phẫu thuật viên, bác sĩ tai mũi họng, nhi khoa, phục hồi chức năng và ngôn ngữ trị liệu. Quá trình điều trị được thực hiện theo những trình tự nhất định, không những đảm bảo về mặt chức năng mà còn mang lại thẩm mĩ giúp trẻ hoà nhập tốt hơn, đảm bảo về mặt thẩm mỹ và phát triển ngôn ngữ lời nói sau phẫu thuật.


Hình ảnh môi trước và sau phẫu thuật.

  

Can thiệp ngôn ngữ trị liệu nên được bắt đầu từ 3 tuổi, sau tạo hình khẩu cái, cho đến tuổi đi học. Sau 5 tuổi, nếu trẻ có rối loạn âm lời nói do nguyên nhân từ van vòm mềm hầu thì dụng cụ hỗ trợ ngữ âm được chỉ định (Prothesis for VPI).

 

Khe hở môi vòm miệng dẫn đến cấu trúc vùng miệng không hoàn chỉnh và bất thường chức năng vòm mềm hưởng đến khả năng điều chỉnh luồng khí thích hợp qua khoang mũi và khoang miệng trong hoạt động phát âm tạo lời nói. Do đó, các trẻ khe hở môi vòm miệng có thể gặp các lỗi cộng hưởng như tăng giọng mũi, thoát khí mũi, ngoài ra còn gặp các lỗi về phát âm như khó khăn trong việc tạo ra những phụ âm đòi hỏi áp lực khí trong khoang miệng như âm tắc và âm xát. Một số lỗi được báo cáo ở các trẻ KHMVM sau phẫu thuật vá vòm là lỗi sau hoá, sự cấu âm sai thanh môn, tăng giọng mũi.

 

Sau can thiệp phẫu phuật vá môi và vòm miệng, trẻ sẽ tiếp tục việc học những âm thanh lời nói trong ngôn ngữ của trẻ. Tuy nhiên việc học này có thể gặp khó khăn do còn tồn tại bất thường trong sự nối kết giữa khoang – mũi – khoang miệng do (1) quá trình phẫu thuật có 2 giai đoạn, (2) có lỗ dò và (3) thiểu năng van vòm mềm hầu. Sự thoát khí lên mũi, tăng giọng mũi và cấu âm bù trừ là những chỉ điểm của tình trạng giảm chức năng van vòm mềm hầu (VPI). Vòm mềm đóng vai trò như một nắp đóng kín ngăn cách khoan hầu mũi và hầu miệng. Sau phẫu thuật khe hở môi vòm miệng, 16% bệnh nhân có giảm chức năng van vòm mềm hầu mức độ nặng (Shin, 2000). 40 -60% theo Moll (1968). Có 3 cách can thiệp giảm chức năng van vòm mềm hầu là ngôn ngữ trị liệu, sử dụng dụng cụ hỗ trợ phát âm và phẫu thuật. Dựa vào các kết quả đánh giá chủ quan và khách quan mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp các thiệp phù hợp. Âm ngữ trị liệu- phục hồi chức năng đã chứng minh hiệu quả trong việc giảm tăng giọng mũi và phát âm rõ hơn.

 

Mỗi đứa trẻ có khe hở môi vòm miệng đều có sự đặc trưng riêng, nhiều trẻ có sự phát triển lời nói bình thường sớm sau phẫu thuật vòm miệng. Mặc dù một số trẻ có khe hở môi vòm miệng có thể gặp những khó khăn liên quan đến chức năng van vòm mềm hầu, vẫn có những trẻ khác sẽ phát triển lời nói ‘ bình thường” nhưng với hành trình chậm hơn. Nghiên cứu cho thấy trẻ có mức độ khe hở càng nhẹ ví dụ như khe hở vòm mềm đơn độc thì kết quả về lời nói càng tốt. Ngược lại các trẻ có khe hở nặng như khe hở môi vòm miệng 2 bên sẽ có những khó khăn lớn hơn về chức năng vòm hầu và lời nói. Do đó, tất cả các trẻ có khe hở môi vòm miệng cần được đánh giá một cách toàn diện về ngôn ngữ và lời nói để có kế hoạch điều trị thích hợp, đặc biệt là giai đoạn sau phẫu phẫu thuật vòm miệng.

 

Hình ảnh can thiệp cho trẻ Khe hở môi – hở vòm sau phẫu thuật - tại Bộ phận phục hồi chức năng – Khoa Thần Kinh .

  

Khoa Thần kinh-PHCN

 


Quảng cáo
Thống kê truy cập
Người đang truy cập: 107
Tổng số lượt truy cập: 6224040