Loading...
Chào mừng bạn đến với Website Bệnh Viện Sản nhi Nghệ An

Nuôi dưỡng tĩnh mạch

Nuôi dưỡng tĩnh mạch được sử dụng phổ biến tại khoa Hồi sức tích cực Ngoại khoa. Chỉ định nuôi dưỡng đường tĩnh mạch phổ biến nhất là các phẫu thuật lồng ruột, tắc ruột do bất thường hệ tiêu hóa. Nuôi dưỡng đường tĩnh mạch cũng được chỉ định khi nuôi dưỡng đường tiêu hoá không đủ hoặc nguy hiểm cho trẻ (sốc nặng, xuất huyết tiêu hoá nặng, nhồi máu mạc treo, lỗ rò đường tiêu hoá cao,...).

 

 

 

Hình ảnh minh họa.

Nên sử dụng nuôi dưỡng đường tĩnh mạch trong thời gian ngắn sau phẫu thuật và ngừng hoàn toàn khi trẻ có khả năng dung nạp và hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng từ đường tiêu hóa.

Theo hướng dẫn của ASPEN: nuôi dưỡng đường tĩnh mạch được áp dụng khi trẻ không thể bắt đầu được nuôi dưỡng đường tiêu hoá trên 5 ngày hoặc dinh dưỡng được cung cấp không đạt 50% nhu cầu trong 7 ngày.

 

 

1. Thể tích dịch nuôi dưỡng:

- Nhu cầu dịch ở trẻ em khác biệt với người lớn vì tỉ lệ nước ở trẻ em cao hơn. Tuy nhiên, vì cân nặng của trẻ tương đối thấp nên tổng thể tích cần thiết thấp hơn nhiều so với người lớn. Vì thế, thể tích dịch truyền cần đánh giá chặt chẽ, hạn chế thừa dịch gây biến chứng nặng như phù phổi, suy tim ở trẻ.

- Hằng ngày cần đánh giá cân nặng và tình trạng điện giải của trẻ. Cần chú ý một số bệnh lý đặc biệt yêu cần hạn chế dịch như: còn ống động mạch kích thước lớn, bệnh lý tim bẩm sinh thì nhu cầu dịch ở trẻ phải được kiểm soát chặt chẽ hơn.


- Nhu cầu dịch ở trẻ em khác biệt với người lớn vì tỉ lệ nước ở trẻ em cao hơn. Tuy nhiên, vì cân nặng của trẻ tương đối thấp nên tổng thể tích cần thiết thấp hơn nhiều so với người lớn. Vì thế, thể tích dịch truyền cần đánh giá chặt chẽ, hạn chế thừa dịch gây biến chứng nặng như phù phổi, suy tim ở trẻ.

 

- Hằng ngày cần đánh giá cân nặng và tình trạng điện giải của trẻ. Cần chú ý một số bệnh lý đặc biệt yêu cần hạn chế dịch như: còn ống động mạch kích thước lớn, bệnh lý tim bẩm sinh thì nhu cầu dịch ở trẻ phải được kiểm soát chặt chẽ hơn.

Bảng nhu cầu dịch nuôi dưỡng

Cân nặng

Nhu cầu dịch

< 1500 g

130 – 150 ml/kg

1500 – 2000 g

110 – 130 ml/kg

2 - 10 kg

100 ml/kg

> 10 - 20 kg

1000 ml + 50 ml/kg cho mỗi cân > 10 kg

> 20 kg

1500 ml + 20 ml/kg cho mỗi cân > 20 kg

 

2. Thành phần dịch nuôi dưỡng:


- Carbohydrate và lipid trong dịch nuôi dưỡng đóng vai trò quan trọng trong cung cấp năng lượng cho trẻ, protid trong dịch nuôi dưỡng đảm bảo bù đắp lượng protein thoái hóa hàng ngày, không nhằm cung cấp năng lượng cho trẻ. Thoái hóa protid sinh năng lượng cần nhiều phản ứng trung gian, tạo nhiều chất oxy hóa bất lợi cho cơ thể. Vì vậy, yêu cầu đầu tiên của dung dịch nuôi dưỡng là cung cấp đủ năng lượng để hạn chế quá trình thoái hóa protid để cung cấp năng lượng.

- Carbohydrate: nhu cầu hàng ngày khác nhau, tuỳ thuộc vào tuổi của trẻ.

 

Bảng nhu cầu Carbonhydrate

Cân nặng

Nhu cầu

Sơ sinh

17 g/kg/ngày

< 10 kg

14 g/kg/ngày

> 10 - 30 kg

9 g/kg/ngày

31 - 45 kg

6 g/kg/ngày

> 45 kg

4,5 g/kg/ngày

 

- Lipid: Trẻ < 2 tuổi (4 g/kg/ngày) và trẻ lớn hơn (3 g/kg/ngày).

- Protid: Trẻ sơ sinh non tháng (tối đa 3,5 g/kg/ngày), trẻ sơ sinh đủ tháng (1,5 - 3 g/kg/ngày), trẻ  > 2 tuổi (1 - 2 g/kg/ngày).

- Điện giải, vitamin và khoáng chất: có vai trò quan trọng đối với sự hồi phục của trẻ sau phẫu thuật. 


Bảng nhu cầu điện giải và khoáng chất hàng ngày

Điện giải

Sơ sinh non tháng

Nhũ nhi/ Trẻ nhỏ

Trẻ lớn

Na

2 – 5 mEq/kg

2 – 5 mEq/kg

1 – 2 mEq/kg

K

2 – 4 mEq/kg

2 – 4 mEq/kg

1 – 2 mEq/kg

Ca

2 – 4 mEq/kg

0,5 – 4 mEq/kg

10 – 20 mEq

Magie

0,3 – 0,5 mEq/kg

0,3 – 0,5 mEq/kg

10 – 30 mEq

 

 

 

 

 

 

Bảng nhu cầu các yếu tố vi lượng

Nhóm tuổi

Kẽm

 

Đồng

Mangan

Crom

Selen

Trẻ sinh non < 3 kg

(mg/kg/ngày)

400

20

1

0,05-0,3

1,5-2

Trẻ đủ tháng 3 -10 kg

(mg/kg/ngày)

50-250

20

1

0,2

2

Trẻ em 10 - 40 kg

(mg/kg/ngày)

50-125

5 - 20

1

0,14-0,2

1

Trẻ lớn > 40 kg (mg/ngày)

2-5

0,2-0,5

0,04-0,1

0,005-0,015

0,04-0,06

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Gần đây, việc bổ sung glutamine được khuyến cáo cho tất cả bệnh nhân bị bệnh nặng. Bên cạnh đó, bổ sung glutamin giúp tăng đồng hóa, tăng cường hàng rào bảo vệ niêm mạc tuột, tăng cường miễn dịch hệ thống. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nồng độ glutamin thấp trong huyết tương làm gia tăng tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân nặng cũng như bệnh nhân bỏng và chấn thương. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, biến chứng nhiễm trùng chỉ giảm khi glutamine được bổ sung qua đường tiêu hoá.

 

 


Quảng cáo
Thống kê truy cập
Người đang truy cập: 465
Tổng số lượt truy cập: 6223356