Loading...
Chào mừng bạn đến với Website Bệnh Viện Sản nhi Nghệ An

Cảnh báo cúm mùa vào thời tiết giao mùa

Cúm là bệnh thường gặp khi giao mùa, vì vậy cần chú ý chăm sóc sức khỏe phòng bệnh trong giai đoạn này, đặc biệt là các đối tượng trẻ em, phụ nữ mang thai, người cao tuổi và người bệnh mãn tính.

 

 

Bệnh cúm mùa là gì?

Cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên. Bệnh xảy ra hàng năm, thường vào mùa đông xuân. Bệnh lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, khi ho, hắt hơi. Tại Việt Nam các virus gây bệnh cúm mùa thường gặp là cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B. Bệnh cúm mùa tiến triển thường lành tính, nhưng cũng có thể biến chứng nặng và nguy hiểm hơn ở những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch và hô hấp, người bị suy giảm miễn dịch, người già (> 65 tuổi), trẻ em (< 5 tuổi) và phụ nữ có thai.

 

Nguyên nhân nào gây bệnh cúm?

Nguyên nhân do môi trường và khí hậu ở Việt Nam thường xuyên thay đổi, đặc biệt thời điểm giao mùa chính là điều kiện thuận lợi cho vi rút cảm cúm phát triển và lây lan.

Hơn nữa, thời tiết thay đổi đột ngột khiến cơ thể chưa kịp thích ứng, vi rút dễ dàng xâm nhập, tấn công cơ thể gây bệnh.

Virus gây bệnh cúm là Myxovirus influenzae, thuộc họ Orthomyxoviridae, có chứa ARN, sợi đơn, xoắn đối xứng, vỏ ngoài để lộ ra hai kháng nguyên glycoprotein là

neuraminidase (NA) và hemagglutinine (HA1-HA2). Kháng nguyên H có từ H1 đến H15, N có từ N1 đến N9. Trong đó tổ hợp các virus cúm có H từ H1 đến H3 và N từ N1 đến N3 là những virus gây cúm cho người (H1N1, H2N1, H3N1…) Từ H5 đến H9 thường gây bệnh cho loài chim.

 

Những ai dễ mắc bệnh cúm?

Những đối tượng dễ mắc cảm cúm nhất và dễ diễn biến nặng gây biến chứng gồm:

  • Trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi;
  • Người trên 65 tuổi;
  • Phụ nữ mang thai;
  • Người bị suy giảm hệ miễn dịch;
  • Người có các bệnh lý mạn tính như hen, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh tim mạch, HIV/AIDS hoặc ung thư…

 

Biểu hiện thường gặp của bệnh:

Sốt (thường trên 380C), đau nhức cơ toàn thân và có một trong số các biểu hiện về hô hấp như đau họng, hắt hơi, ngạt mũi, chảy nước mũi, ho, khó thở.

Đối với trẻ em, triệu chứng sốt có thể sốt cao hơn và nôn mửa, tiêu chảy thường gặp ở nhóm đối tượng này hơn so với bình thường.

Hầu hết các triệu chứng bệnh sẽ giảm dần và khỏi bệnh sau 4 – 7 ngày, tuy nhiên một số vẫn còn khiến cơ thể mệt mỏi. Trường hợp bệnh không có dấu hiệu giảm bớt, sốt kéo dài hơn 3 ngày người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám.

Bệnh cúm có thể gây biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, viêm phổi, hen phế quản, suy tim, đái tháo đường, bệnh mạch vành, suy giảm miễn dịch, viêm tai giữa, viêm xoang,…Đặc biệt là trẻ em và người trên 65 tuổi.

Chúng ta không tử vong vì bệnh cúm nhưng vì những biến chứng của bệnh.

 

05 khuyến cáo để chủ động phòng chống bệnh cúm mùa. Nguồn: Bộ Y tế

 

Các cách phòng chống cúm mùa:

Các biện pháp phòng bệnh chung:

Phải đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh nghi nhiễm cúm.

Tăng cường rửa tay.

Vệ sinh hô hấp khi ho khạc.

Tránh tập trung đông người khi có dịch xảy ra.

 

Phòng lây nhiễm từ người bệnh:

Cách ly người bệnh ở buồng riêng.

Người bệnh phải đeo khẩu trang trong thời gian điều trị.

Thường xuyên làm sạch và khử khuẩn buồng bệnh và quần áo, dụng cụ của người bệnh.

Tiêm phòng vaccin cúm:

Nên tiêm phòng vaccin cúm hàng năm.

 

Khoa Bệnh Nhiệt đới - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An


Quảng cáo
Thống kê truy cập
Người đang truy cập: 57
Tổng số lượt truy cập: 6467975