Loading...
Chào mừng bạn đến với Website Bệnh Viện Sản nhi Nghệ An

Khò khè ở trẻ em và những điều phụ huynh cần lưu ý

  1. Khò khè là gì?
  • Khò khè là âm thở liên tục, do sự dao động của thành đường thở dưới tác động của luồng khí đủ mạnh qua chỗ bị hẹp của đường thở dưới. Khò khè cần được phân biệt phân biệt với: Tiếng ngáy, tiếng nghẹt mũi, tiếng ứ động đờm, thở rít

  • 2. Nguyên nhân:

Khò khè là một triệu chứng thường gặp ở trẻ em và có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm:

  • Hẹp đường thở từ bên trong:

+ Viêm: Hen, viêm tiểu phế quản, trào ngược dạ dày – thực quản,…

+ Bất thường cấu trúc: Hẹp hoặc mềm sụn khí phế quản. loạn sản phế quản phổi, …

  • Tắc nghẽn trong lòng đường thở:

+ Dị vặt

+ U trong lòng khí phế quản

  • Chèn ép đường thở từ bên ngoài:

+ Tim hoặc mạch máu lớn

+ U nguyên bào thần kinh, u tuyến ức, …


3.Tiếp cận chẩn đoán trẻ khò khè như thế nào:

Để tiếp cận trẻ khò khè, cần thực hiện các bước sau:

-         Hỏi bệnh: Bác sĩ sẽ hỏi bệnh gia đình về tiền sử bệnh lý của trẻ, bao gồm:

  • Các triệu chứng của trẻ, chẳng hạn như thời gian khởi phát khò khè, mức độ nghiêm trọng của khò khè, các triệu chứng đi kèm, v.v.
  • Tiền sử bệnh lý của gia đình, bao gồm hen suyễn, dị ứng, v.v.

-         Thăm khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng tổng quát, bao gồm:

  • Khám sức khỏe chung của trẻ, bao gồm cân nặng, chiều cao, nhịp tim, nhịp thở, v.v.
  • Khám hô hấp, bao gồm kiểm tra tần suất thở, âm thanh thở, v.v.
  • Khám tim mạch, bao gồm kiểm tra nhịp tim, huyết áp, v.v.
  • Khám các bộ phận khác của cơ thể, nếu cần thiết.

-         Thực hiện các xét nghiệm, cận lâm sàng:

Các xét nghiệm, cận lâm sàng có thể được chỉ định để chẩn đoán nguyên nhân gây khò khè, bao gồm:

  • X-quang ngực
  • Đo chức năng hô hấp
  • Nội soi phế quản
  • Nuôi cấy dịch tỵ hầu

  • 4.Cần làm gì khi trẻ bị khò khè ?

-         Khò khè là tiếng thở bất thường nên cần đưa trẻ đến bác sĩ thăm khám để xác định nguyên nhân và điều trị phù hợp, nhất là trong các trường hợp sau: khò khè lần đầu tiên; khò khè kèm khó thở, tím tái, rối loạn tri giác (vật vã - bứt rứt, hay li bì); khò khè tái phát.

-         Không nên tự ý dùng thuốc, kể cả các loại thuốc kháng sinh, long đàm, kháng viêm,… vì có thể sẽ không đạt hiệu quả tốt mà có khi còn làm trẻ khò khè nhiều hơn, bệnh nặng hơn.

 

 


Quảng cáo
Thống kê truy cập
Người đang truy cập: 523
Tổng số lượt truy cập: 6223572