Loading...
Chào mừng bạn đến với Website Bệnh Viện Sản nhi Nghệ An

Dị vật đường thở

Các dị tật bẩm sinh ở phổi – khí – phế quản đã được nêu  trong y văn thế giới từ lâu. Năm 1812, Meckel đã mô tả một vài trường hợp không có phổi bẩm sinh sau khi mô tử thi. Sau đó, đã có nhiều công trình nghiên cứu về các dị tật của phổi, khí, phế quản.

  • Các dị tật của phổi: thiếu phổi bẩm sinh, thiểu thùy phổi bẩm sinh, giảm sản phổi hoặc thùy phổi, khí thủng phổi hoặc thùy phổi, những bất thường về rãnh liên thùy, phổi phụ
  • Các dị tật của khí – phế quản: phình giãn khí – phế quản, túi thừa khí và phế quản, rò khí quản – phế quản – thực quản.
  • Các dị tật của hệ thống mạch máu và bạch huyết phổi: dị tật của động mạc, tĩnh mạch, bạch mạch, phình thông động – tĩnh mạch phổi.
  •  Các khối u lành tính của phổi, phế quản: u tuyến, u loạn sản, u máu.

 

Hình ảnh minh họa.


Các bất thường phát triển

  • Không có phổi: vắng mặt hoàn toàn của nhu mô phổi, không có dấu vết của phế quản hay mạch máu. Thường kết hợp với các dị tật bẩm sinh khác (thoát vị cơ hoành, hẹp thực quản, các dị tật bẩm sinh của tim, còn ống Botan,...). Lồng ngực của trẻ bị dị tật vẫn hoàn toàn bình thường, lớn lên thì dần dần thay đổi: nửa lồng ngực bên không có phổi sẽ bị lép, các khoang gian sườn bị thu hẹp lại.


Hình ảnh minh họa.

  • Bất sản phổi: không có nhu mô và mạch máu phổi, chỉ có một phần phế quản còn sót lại với đầu tận cùng có dạng túi.
  • Giảm sản phổi: hình ảnh đại thể phổi bình thường nhưng có giảm số lượng hoặc kích thước đường dẫn khí, mạch máu và phế nang. Thường gặp ở phổi trái, đặc biệt là thùy dưới.

Hẹp phế quản

Hẹp phế quản bẩm sinh bao gồm: hẹp phế quản phân thùy, hạ phên thùy

Khí thủng thùy phổi

Khí thủng thùy phổi bẩm sinh do tắc nghẽn phế quản 1 thùy tạo van một chiều, không có hủy thành phế nang. Đặc trưng bởi tăng ứ khí nặng nề ở thùy phổi, thường biểu hiện ở trẻ nhỏ và gây khó thở đáng kể.

 Nguyên nhân:

  • Bất thường thành phế quản, không có sụn phế quan
  • Chèn ép từ bên ngoài
  • Tăng số lượng phế nang nhiều
  • Khiếm khuyết mô liên kết nâng đỡ

Khí phế thủng thùy phổi

Khí thủng thùy phổi bẩm sinh do tắc nghẽn phế quản một thùy tạo van một chiều, không có hủy thành phế nang. Đặc trưng bởi ứ khí nặng nề thùy phổi, thường biểu hiện ở trẻ nhỏ và gây khó thở đáng kể.

Dị dạng nang phổi

Dị dạng nang phổi bẩm sinh (CPAM) trước đây gọi là dị dạng nang tuyến bẩm sinh, là dị dạng hay gặp nhất trong các dị tật bẩm sinh của phổi.

Nguyên nhân cơ bản của CPAM không rõ, tỷ lệ khoảng 1/30.000 thai.

 


Là một nguyên nhân phổi biến gây suy hô hấp ở trẻ sơ sinh và trẻ em. Nó được đặc trưng bởi một khối các nang ở nhu mô phối với một sự gia tăng bất thường của cấu trúc phế quản. CPAM là sự phát triển bất thường cấu trúc đường thở đoạn cuối trong thời kì bào thai, là một trong bốn dị bẩm sinh dạng nang cùng với khí phế thủng thùy phổi khổng lồ, phổi biệt lập và nang phế quản.

 Nó thường xảy ra khoảng cuối tuần thứ 5 và đầu tuần thứ 6 của thời kỳ bào thai do sự phát triển quá mức của các tiểu phế quản tận, kèm theo sự ngăn chặn phát triển phế nang. Bệnh xảy ra ở một hoặc hai bên phổi và có thể có các dị dạng phối hợp khác, nam gặp nhiều hơn nữ.

Rò khí phế quản – thực quản

Dị tật này ít khi tồn tại đơn độc mà thường kết hợp với các dị tật bẩm sinh khác. Khi có rò khí quản – thực quản thì phổi sẽ hít phải thức ăn hay dịch trào ngược từ dạ dày vào phổi, dẫn đến viêm phổi và xẹp phổi. Nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm, trẻ sẽ tử vong ngay ngày đầu sau đẻ. Chỉ với những đường rò rất nhỏ, trẻ mới có thể sống không biểu hiện triệu chứng gì và sống kéo dài được nhiều năm.

Dị tật rò khí quản – thực quản thường đi kèm theo dị tật bẩm sinh của thực quản như: hẹp, tịt, kém phát triển thực quản.

Khoa chẩn đoán hình ảnh – Bệnh viện Sản Nhi với các kỹ thuật chụp Xquang, chụp cắt lớp vi tính có thể phát hiện được các dị tật về đường thở kể trên để hỗ trợ chẩn đoán và điều trị sớm nhất cho các bé.

 

 

 

 


Quảng cáo
Thống kê truy cập
Người đang truy cập: 396
Tổng số lượt truy cập: 6356865