Táo bón ở trẻ em, bổ mẹ cần hiểu đúng để phòng tránh!
I. THẾ NÀO LÀ TÁO BÓN ?
Táo bón là sự giảm tần suất bài xuất phân bình thường kèm theo khó và đau khi bài xuất phân do phân cứng hoặc quá to
II. CÁC DẤU HIỆU NHẬN BIẾT
Bố mẹ thấy trẻ biểu hiện đau rát khi đi vệ sinh: việc phân trở nên cứng khiến cho hậu môn của trẻ bị rách gây đau và chảy máu, nguy hiểm hơn nữa là khi trẻ sợ đau, chúng sẽ càng cố nhịn đi vệ sinh điều đó dẫn đến tình trạng táo bón trở nên nghiêm trọng hơn.
Són phân không có kiểm soát: Một khi trẻ bị táo bón đồng nghĩa với việc dịch ruột sẽ ứ lại quanh khối phân cứng gây tắc nghẽn. Trong trường hợp dịch ứ nhiều sẽ gây nên triệu chứng són phân lỏng, khiến trẻ bị táo bón nhiều, phân bón thường cứng.
Bên cạnh đó đau bụng quanh rốn cũng có thể xảy ra đối với trẻ bị táo bón, thậm chí là tái đi tái lại nhiều lần
Hành vi nín giữ phân: trốn hoặc sợ đi ngoài, nhịn đi ngoài, 2 chân vắt chéo, khóc khi đi ngoài
>> Quan sát hình dạng phân của trẻ:
>>Nguyên nhân thường gặp là gì?
I. Các dấu hiệu cảnh giác cần lưu ý:
Táo bón trước 12 tháng tuổi
Chậm đi phân su sau đẻ
Không có hành vi nín giữ phân
Suy dinh dưỡng, Bất thường cột sống
II. Làm thế nào để phòng tránh táo bón?
- Ø Cung cấp đủ nước cho trẻ
- Ø Cho trẻ vận động
- Ø Chất xơ từ thực phẩm: các loại quả, ngũ cốc như đậu, khoai tây, củ cải, bí, chuối , táo, lê...
- Ø Tập thói quen đại tiện hằng ngày: một khung giờ nhất định
- Ø Thụt tháo phân: nên tham khảo ý kiến của nhân viên y tế
- Ø Trong các trường hợp chẩn đoán không rõ ràng, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám và tìm nguyên nhân gây táo bón, cần loại trừ táo bón do nguyên nhân thực thể, để có thể can thiệp sớm.
- Khoa Tiêu hoá, BV Sản Nhi Nghệ An