Tìm hiểu về bệnh teo thực quản
1. ĐẠI CƯƠNG:
- Teo thực quản là biểu hiện phổ biến nhất của teo đường tiêu hóa. Tỷ lệ ước tính là 1 trong 3500 trẻ được sinh ra. Các dị tật bẩm sinh khác kèm theo gặp trong 50% trường hợp.
- Teo thực quản (esophageal atresia) xảy ra khoảng 1/3000-1/4500 trẻ sơ sinh, 1/3 gặp ở trẻ đẻ non. Trong đó hơn 85% trường hợp có lỗ dò thực quản - khí quản và một đoạn thực quản bị teo. Hiếm gặp hơn là chỉ có teo thực quản hay dò thực quản - khí quản.
2. PHÂN LOẠI:
- Loại A: teo thực quản có lỗ dò TQ-KQ ở phần thấp gần chỗ chia của khí quản. Chiếm tỷ lệ 87%.
- Loại B: teo thực quản không có lỗ dò TQ-KQ chiếm 8%.
- Loại C: thực quản không bị teo, có lỗ dò TQ-KQ chiếm 4%
- Loại D: thực quản bị teo có lỗ dò TQ-KQ ở phần cao chiếm < 1%.
- Loại E: thực quản bị teo có lỗ dò cả phần trên và dưới tỷ lệ < 1%.
3. CHẨN ĐOÁN:
3.1. Triệu chứng lâm sàng:
- Teo thực quản được gợi ý khi:
+ Mẹ đa ối.
+ Nếu đặt sonde dạ dày không thể vào được dạ dày.
+ Nếu sau sinh trẻ tiết ra nước bọt quá nhiều.
+ Nếu trẻ ngạt thở, tím tái, hoặc ho, sặc xảy ra sau khi trẻ ăn hoặc bú.
+ Hút nước bọt dư thừa ở miệng thường cải thiện tình trạng tím tái nhưng
rồi triệu chứng này lại nhanh chóng xuất hiện.
3.2. Cận lâm sàng:
- X-Quang phổi thẳng có thể cho t hấy tình trạng xâm nhập tại phổi , hình mờ của ống sonde thực quản có thể thấy cuộn trong đoạn túi thừa thực quản, trong khi XQ ổ bụng có thể cho thấy bóng khí ở đoạn dạ dày ruột gần nơi thông với lỗ dò.
- Siêu âm tim: phát hiện tim bẩm sinh , và xác định quai động mạch chủ, giúp tư thế trong phẫu thuật.
3.3. Chẩn đoán xác định:
- Xác định bằng phương pháp chụp Xquang có cản quang (nhìn hình ảnh túi cùng thực quản).
4. ĐIỀU TRỊ:
4.1. Điều trị bệnh nhân trước mổ:
- Trước khi mổ bệnh nhân phải được nằm sấp hoặc nằm đầu cao để giảm nguy cơ trào ngược dịch dạ dày vào phổi.
- Đặt một dẫn lưu vào túi cùng và hút chất dịch ở túi cùng thực quản liên tục để tránh viêm phổi do hít.
- Không cho ăn đường miệng, thiết lập nuôi dưỡng tĩnh mạch.
- Kháng sinh phổ rộng, cephalosporin thế hệ 3.
- Bồi phụ rối loạn nước, điện giải, toan kiềm nếu có.
- Vitamin K.
- Duy trì thân nhiệt.
- Xét nghiệm nên được làm trước mổ.
4.2. Điều trị sau mổ:
- Hô hấp:
+ Tiếp tục các thông số cài đặt từ phòng mổ.
+ Xét nghiệm khí máu, X quang phổi điều chỉnh các thông số máy thở theo kết quả xét nghiệm.
+ Nếu thể thông thường, khoảng cách 2 đầu nối < 2cm, chức năng sống tốt thì nên rút nội khí quản sớm khi tình trạng hô hấp ổn định (bệnh nhân có nhịp tự thở tốt, khí máu ổn định, Xquang phổi không có xẹp phổi, tràn dịch tràn khí màng phổi) và tuần hoàn ổn định.
- Tuần hoàn:
+ Duy trì huyết áp trung bình so với tuổi thai.
+ Trong trường hợp cần thiết có thể dùng thuốc vận mạch (dopamin, dobutamin, adrenalin..).
- An thần, giảm đau.
+ Hạn chế dùng an thần ngay sau mổ.
+ Không dùng giãn cơ sau mổ.
+ Dùng giảm đau paracetamol đường đặt hậu môn mỗi 6 giờ, trường hợp cần thiết khi bệnh nhân kích thích nhiều, mạch nhanh, huyết áp tăng có thể dùng Morphin tĩnh mạch 0.1 mg/kg/lần.
- Dinh dưỡng.
+ Bệnh nhân nhịn hoàn toàn trong ngày đầu sau mổ.
+ Sau khi rút nội khí quản có thể cho bệnh nhân ăn sữa qua sonde dạ dày, truyền liên tục 1 ml/kg/giờ và tăng dần nếu hấp thu tốt.
- Chống nhiễm trùng.
+ Tiếp tục kháng sinh phổ rộng.
+ Cấy nội khí quản, cây máu: dùng thuốc theo kháng sinh đồ nếu kết quả cấy dương tính.
- Chăm sóc theo dõi sau mổ.
+ Giảm áp dạ dày liên tục bằng hút qua sonde dạ dày hoặc mỏ thông dạ dày.
+ Hạn chế khối lượng nước bọt bằngằng hút miệng, tránh đưa sonde hút quá sâu đến gần miệng nối thực quản.
+ Theo dõi và duy trì dẫn lưu lồng ngực, nếu có tràn dịch màng phổi chú ý do dò miệng nối thực quản.
+ Lưu sonde ít nhất một tuần sau mổ.
+ Sau 5-7 ngày, chụp thực quản cản quang để chẩn đoán rò miệng nối, nếu không có rút sonde dạ dày và tiến hành cho ăn đường miệng.
5. BIẾN CHỨNG: Biến chứng thường gặp là
- Dò miệng nối.
- Trào ngược dạ dày thực quản.
- Hẹp miệng nối.
- Mềm sụn thanh quản.
- Dò khí thực quản tái phát.