Loading...
Chào mừng bạn đến với Website Bệnh Viện Sản nhi Nghệ An

Một số lưu ý đối với bệnh nhân bị Thalassemia

 1. Khái niệm bệnh Thalassemia

-         Thalassemia là nhóm bệnh thiếu máu tan máu di truyền, do giảm hoặc mất hẳn sự tổng hợp của một loại chuỗi globin, có hai thể bệnh chính là Alpha Thalassemia và Beta Thalassemia

-         Đặc điểm bệnh nhân thalassemia là chất lượng hồng cầu kém, hồng cầu vỡ sớm và nhiều hơn bình thường, quá trình này diễn ra liên tục trong suốt cuộc đời người bệnh, gây ra hai hậu quả chính là thiếu máu mạn tính và ứ đọng sắt trong cơ thể.

 

 

2. Phương pháp điều trị chính hiện nay

-         Truyền khỏi hồng cầu khi Hb < 90g/L, truyền định kỳ.

-         Thải sắt khi ferritin > 1000ng/dL, liên tục trong suốt cuộc đời

 

 

 

 

 

3. Chế độ ăn

-         Chế độ ăn cân bằng, giàu dinh dưỡng, nhưng không dùng các thực phẩm chứa nhiều sắt (thịt màu đỏ, sữa có hàm lượng sắt cao, rau xanh đậm...).

-         Nên bổ sung các thực phẩm giàu canci, kẽm và vita- min D; Không tự uống các thuốc có chứa sắt.. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ về cách sử dụng

-         Nên uống nước chè ngay sau bữa ăn để giảm hấp thu sắt từ thức ăn.

 

 

 

 

4. Chế độ sinh hoạt và thể dục thể thao

-         Sinh hoạt bình thường, hạn chế lao động nặng, gång sức.

-         Tránh bị nhiễm trùng: rửa tay thường xuyên hạn chế tiếp xúc với người đang mang bệnh truyền nhiễm; thân trong khi bị gia súc cắn.

-         Nên vận động, tập luyện các môn thể thao nhẹ nhàng, phù hợp với tình trạng bệnh để duy trì thế lực, thể chất tốt nhất.

 

5. Khám định kỳ

-         Đến khám, điều trị theo dùng hẹn trong giấy ra viện

-         Khám lại ngay nếu có các biểu hiện sau: bị mệt nhiều, ngất, khó thở, sốt, đau vùng gan lách, vàng da tăng nhanh, nước tiểu sẫm màu

 

6. Phòng bệnh cho cộng đồng

-         Khuyến khích những thành viên khác trong gia đình đặc biệt là trẻ em, người trước kết hôn xét nghiệm, kiểm tra bệnh Thalassemia.

-         Tích cực tham gia phòng bệnh tại cộng đồng: Hướng dẫn để những người có biểu hiện thiếu máu tương tự như bạn đi khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế chuyên khoa.

 

 

- Khoa Tiêu hoá, huyết học lâm sàng

 


Quảng cáo
Thống kê truy cập
Người đang truy cập: 455
Tổng số lượt truy cập: 6223314