Loading...
Chào mừng bạn đến với Website Bệnh Viện Sản nhi Nghệ An

Hướng dẫn chăm sóc cho bệnh nhi sau phẫu thuật

Chăm sóc bệnh nhân sau mổ đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa các nhân viên y tế và gia đình người bệnh. Nhân viên y tế phải có trình độ và được đào tạo chuyên sâu,bên cạnh đó gia đình bệnh nhân cũng cần được hướng dẫn một số theo dõi cầnthiết để phòng và phát hiện sớm các biến chứng có thể xảy ra với bệnh nhân.A. Một số vấn đề người nhà cần lưu ý khi chăm sóc bệnh nhi giai đoạn hậu phẫu:

 Thời gian này bệnh nhân đã tỉnh, các chức năng sống không còn đe dọa nhưgiai đoạn hồi tỉnh tuy nhiên vẫn cần tiếp tục theo dõi ý thức, tinh thần vận động, cho trẻ nằm tư thế đầu cao khoảng 30 độ. Đối với trẻ sơ sinh và trẻnhỏ tư thế trung gian đầu hơi ngửa và nghiêng sang một bên, thời điểm sau thoát mê bệnh nhi bắt đầu có cảm giác đau vì vậy cần luôn bên cạnh động viên an ủi trẻ cũng như báo nhân viên y tế dùng thuốc giảm đau kịp thời cho trẻ. Thông thường mức độ đau giảm dần trong khoảng 3 ngày đầu sau mổ.

 Vấn đề chảy máu tại vết mổ đặc biệt chảy máu trong qua dẫn lưu cần đượchết sức lưu tâm trong 24h đầu, thường xuyên chú ý để trẻ không vận độngquá mạnh, cũng như đảm bảo ống dẫn lưu không bị gập, tắc ống, vị trí dẫnlưu phải thấp hơn vị trí bệnh nhân ít nhất 60cm. Cùng nhân viên y tế theo dõi màu sắc, số lượng dịch dẫn lưu. Nếu thấy có máu đỏ tươi cần báo ngay.

 Thân nhiệt của bệnh nhân bắt đầu tăng lên và có thể xuất hiện sốt nhẹ saumổ do liên quan đến cuộc mổ, thậm chí sốt cao liên tục trong một số bệnh:viêm phúc mạc, lồng ruột, viêm ruột hoại tử …Vì thế người chăm cần biếtmột số kiến thức cơ bản giảm sốt cho trẻ: bỏ chăn, nới lỏng quần áo, cởi bỉmhoặc quần nhưng vẫn phải mặc cho trẻ một chiếc áo mỏng tránh viêm phổi.Khi thấy thân nhiệt trẻ tăng lên cần báo nhân viên y tế kiểm tra nhiệt độ bằng nhiệt kế để xác định nhiệt độ chính xác của cơ thể trẻ, khi trẻ dùngthuốc hạ sốt cần kết hợp chườm bằng nước mát hoặc nước ấm cho trẻ tạimột số vị trí : nách, bẹn, trán, gan bàn tay, chân.

 Sau mổ bệnh nhân thường hạn chế vận động do đau vì thế người chăm sóccần biết cách thay đổi tư thế thu động trong 6h đầu, sau đó cho bệnh nhânngồi dựa vào mình hoặc nằm cao đầu trước khi cho bệnh nhân đứng dậy tập đi (sau phẫu thuật khoảng 12h) tránh choáng do thay đổi tư thế đột ngột.Vận động sớm rất tốt cho bệnh nhi sau mổ đặc biệt trong các phẫu thuậtđường tiêu hóa sẽ kích thích được nhu động ruột sớm trở lại từ đó giảm nguy cơ dính tắc ruột sau mổ. Vận động cũng giúp hạn chế ứ đọng đờm dãi, tránh xẹp phổi, tăng cường lưu thông máu. Với bệnh nhi nhỏ chưa đi được thì thayđổi thụ động với sự giúp đỡ của người nhà và cán bộ y tế.

Chăm sóc bệnh nhân sau mổ đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa các nhân viên y tế và gia đình người bệnh

 Trong ngày đầu sau phẫu thuật tùy từng bệnh trẻ có thể được ăn hoặc phảinhịn theo y lệnh của bác sỹ. Thông thường tất cả các phẫu thuật liên quan tớivùng bụng, hệ thống tiêu hóa bệnh nhi sẽ nhịn ăn tới khi có nhu động ruột trở lại (trung tiện được). Bệnh nhân sẽ được truyền dịch hoặc đạm thay thế dinh dưỡng qua đường miệng. Người nhà bệnh nhân cần biết khi bắt đầu choăn thường ăn từ lỏng tới đặc, từ ít tới nhiều, thông thường cho bệnh nhânuống nước hoặc nước đường trước khi ăn các thức ăn đặc hơn. Sau khi chouống thử nếu bệnh nhân có nôn thì ngừng lại khoảng 30phút – 1giờ sau mớicho ăn thử lại.

 Công tác vệ sinh cá nhân cho bệnh nhân cũng hết sức quan trọng để hạn chếnhiễm khuẩn sau mổ. Cần lau người bằng nước ấm (tránh vùng mổ và dẫnlưu),vệ sinh răng miệng hàng ngày.

 Người chăm sóc cần chú ý thực hiện nội quy về vị trí để đồ, giữ vệ sinhchung, đặc biệt rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước và sau khi chăm sócbệnh nhân, sau khi tiếp xúc với chất thải của bệnh nhân …B. Bệnh nhân khi ra viện cần lưu tâm :

 Uống thuốc theo đơn và hướng dẫn của nhân viên y tế.

 Chế độ dinh dưỡng cần tăng cường về chất: ăn chế độ ăn lỏng tăng dần độđặc, giàu đạm, vitamin và khoáng chất. Một số lưu tâm khi bệnh nhi mổ đường ruột cần hạn chế ăn, uống : nước cam, chanh, đồ ăn không để qua đêm, ăn ít đồ tanh, trứng trong thời giankhoảng 1 tháng.

 Vết mổ thường sẽ liền và có thể cắt chỉ sau khoảng 10 ngày, tuy nhiênkhông bắt buộc vì hiện nay chỉ khâu đa số là dùng chỉ tiêu sau khoảng 1-2tháng tùy theo cơ địa của từng trẻ.

 Với các phẫu thuật thông thường trẻ có thể tham gia hoạt động nhẹ nhàng vàđến trường sau khoảng 1 tuần sau khi ra viện.

 Cần đưa trẻ đi khám lại khi có các dấu hiệu bất thường: trẻ sốt, đau vùngmổ, vết mổ sưng nề đỏ hoặc có mủ. Một số lưu ý thời gian đi khám lại khácnhau tùy từng chuyên khoa, thông thường sẽ có hẹn trong giấy ra viện của bác sỹ.


Quảng cáo
Thống kê truy cập
Người đang truy cập: 260
Tổng số lượt truy cập: 6052062