Loading...
Chào mừng bạn đến với Website Bệnh Viện Sản nhi Nghệ An

Tìm hiểu táo bón ở trẻ

Táo bón là bệnh rất thường gặp ở trẻ em, chiếm 3-5% tổng số trẻ khám ngoại trú. Tỉ lệ mắc bệnh: 1-30%. Tuổi thường gặp: trước khi đi học và tần suất mắc bệnh ngang nhau giữa nam và nữ.

 

Hình ảnh minh họa.

Nguyên nhân

Cần phân biệt hai thể táo bón: chức năng và thực thể.

Táo bón chức năng: >90% trường hợp táo bón ở trẻ em là táo bón chức năng.

Là tình trạng đi tiêu không hết, tiêu không thường xuyên, khó khăn khi đi tiêu kéo dài không kèm theo bất thường giải phẫu học hoặc sinh hóa.

 Đây là thể táo bón thường gặp nhất ở trẻ em.

Ba giai đoạn trẻ dễ bị táo bón:  giai đoạn ăn dặm, giai đoạn trẻ tập đi toilet, giai đoạn trẻ bắt đầu đi học.

Các  yếu tố gây táo bón chức năng:

-  Trẻ từ chối đi tiêu

Do đau: rò hậu môn, kích thích quanh hậu môn, trĩ,...

Cố ý: thay đôi môi trường sống như chuyển trường, đi du lịch,...

- Đi tiêu không đúng cách

- Mất cân bằng cảm xúc

- Chậm phát triển trí tuệ

- Trẻ không được tập thói quen đi tiêu đúng cách

- Chế độ ăn không hợp lý: thiếu nước, trái cây, rau củ, chất xơ,...

- Tiền sử gia đình bị táo bón.

Táo bón thực thể: chiếm <5% tổng số trẻ táo bón

- Trẻ chậm tiêu phân su (>48 giờ sau sinh), có thể do:

Tắc ruột, tắc ruột phân su, Hirchsprung, tắc ruột cơ năng (non tháng, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, rối loạn điện giải), đại tràng trái nhỏ (thưởng gặp ở trẻ có mẹ bị tiểu đường thai kỳ), mẹ dùng thuốc trước sinh (MgSO4, thuốc phiện,...), suy giáp (trẻ vàng da kéo dài, co giật, hạ thân nhiệt).

- Rối loạn nội tiết, rối loạn chuyển hóa:

Hạ kali máu, hạ hoặc tăng calci máu, suy giáp, tiểu đường, u tủy thượng thận, đa niệu, amyloidosis, rối loạn chuyển hóa Porphyrin, rối loạn tích tụ lipid.

- Bệnh lý thần kinh:

Liệt não, thoát vị tủy, màng tủy, chấn thương tủy, không có xương cùng, chứng cắt ngang tủy, u xơ thần kinh, chứng yếu cơ, hội chứng Guillaine – Barre, loạn sản thần kinh, rối loạn thần kinh thực vật có tính gia đình, rối loạn hệ phó giao cảm mắc phải. 

Chụp đại tràng cản quang với barium để phát hiện bệnh Hirchsprung: trẻ nhỏ có táo bón nặng trong giai đoạn sơ sinh, trẻ chậm tiêu phân su. Nếu phim đại tràng bình thường, xem xét chỉ định sinh thiết đại tràng.

 

Xquang đại tràng bệnh nhân Hirchsprung


Điều trị duy trì nhằm tạo lập và duy trì thói quen đi tiêu đúng (tiêu ít nhất 3 lần/tuần, phân mềm và không cảm giác khó chịu khi đi tiêu).

- Tập thói quen đi tiểu:

Đi toilet trong vòng 30 phút sau bữa ăn (trong 5-10 phút, 2 -3 lần/ ngày). Nên đi đều đặn vào giờ nhất định mỗi ngày (kể cả khi đi du lịch, nghỉ cuối tuần, nghỉ hè,...). Có ghế kê chân nếu chân trẻ không chạm sàn toilet.

Thỏa mãn nhu cầu của trẻ trong thời gian trẻ đi toilet:

Trẻ chưa đi học: hình dán, đọc sách, kể chuyện, đồ chơi.

Trẻ đã đi học: đọc sách, chơi game

- Thay đổi chế độ ăn:

Tăng cường ăn trái cây, rau sống, gạo nguyên cám, ngũ cốc.

Uống nhiều nước (khoảng 1-2 lít/ngày).

Chất xơ: tăng lượng trong khẩu phần tỏ ra có hiệu quả trong giai đoạn ngừng thuốc nhuận trường (chú ý bổ sung nhiều nước khi dùng chất xơ).

 

Khoa Chẩn đoán hình ảnh - BVSNA

 


Quảng cáo
Thống kê truy cập
Người đang truy cập: 336
Tổng số lượt truy cập: 6076815