Loading...
Chào mừng bạn đến với Website Bệnh Viện Sản nhi Nghệ An

Những điều cần lưu ý về Bệnh Schonlein-Henoch ở trẻ em

Vừa qua, Khoa Nội nhi tổng hợp – Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An đã tiếp nhận trường hợp bé gái 9 tuổi (trú tại Quỳnh Lưu, Nghệ An) nhập viện với dấu hiệu sưng nề vùng lưng, vùng trán, đau khớp cổ tay và khó khăn khi di chuyển. Qua thăm khám và thực hiện các xét nghiệm lâm sàng, các bác sĩ đã phát hiện bệnh nhi mắc bệnh Ban xuất huyết Schonlein-Henoch. Để bố mẹ và người thân có thể nhận biết và phát hiện kịp thời tránh mắc phải những biến chứng nghiêm trọng, hãy cùng tìm hiểu về căn bệnh này thông qua bài viết dưới đây.

 

1. Ban xuất huyết Schonlein-Henoch là gì?

Ban xuất huyết Schonlein-Henoch (HSP) là bệnh viêm mạch hệ thống thường xảy ra ở trẻ em. Bệnh được đặc trưng bởi các ban xuất huyết (ấn kính không mất màu) nổi gồ trên da, không có giảm tiều cầu, thường tập trung ở các vùng chịu áp lực như chi dưới và mông, đau khớp/viêm khớp, đau bụng, đái máu/protein niệu.

Bệnh có tỷ lệ mắc vào khoảng 13-17 ca/100.000 trẻ em (dưới 17 tuổi) và thường xuất hiện ở trẻ từ 4 – 6 tuổi. Mặc dù có thể tự hồi phục, tuy nhiên khi bệnh ảnh hưởng đến thận, người bệnh cần được thăm khám và điều trị để phòng ngừa biến chứng nghiêm trọng đối với sức khỏe.

 

2. Các triệu chứng - Cơ quan bị tổn thương

Bệnh Ban xuất huyết Scholein-Henoch thường có 4 triệu chứng chính thường gặp (có thể không xuất hiện cả 4 triệu chứng đối với một số bệnh nhân), bao gồm:

- Phát ban (ban xuất huyết): Tổn thương da

Những vết phát ban có màu tím, trông như vết bầm tím. Đây là dấu hiệu đặc trưng và phổ quá nhất của bệnh. Phát ban chủ yếu phát triển trên mông, chân và bàn chân (có một số trường hợp xuất hiện trên mặt, cánh tay và thân).

 

Vết phát ban xuất hiện ở lòng bàn chân của bệnh nhi đang điều trị tại khoa NNTH

 

- Sưng, đau khớp (viêm khớp):Tổn thương khớp

Bệnh nhân mắc bệnh thường có triệu chứng đau đớn, các khớp bị sưng - chủ yếu là ở đầu gối và mắt cá chân. Đau khớp đôi khi trước phát ban cổ điển của một hoặc hai ngày. Những triệu chứng này giảm dần khi bệnh xóa và để lại không có thiệt hại lâu dài.

        

Trẻ bị sưng ở khớp tay và mắt do bệnh ban xuất huyết Schonlein-Henoch

 

- Các tổn thương tiêu hoá:  

Hơn một nửa số trẻ em bị bệnh mắc các triệu chứng tiêu hóa, chẳng hạn như đau bụng, buồn nôn, nôn mửa hoặc phân có máu. Những triệu chứng này thường phát triển trong vòng tám ngày kể từ ngày phát triển ban cổ điển.

- Tổn thương thận:

Có thể xuất hiện tổn thương đối với thận ở bất cứ thời điểm nào trong khi mắc bệnh. Đây là triệu chứng cần phải chú ý bởi có thể dẫn đến bệnh thận mạn tính. Chính vì vậy cần phải chú ý theo dõi và tái khám theo hẹn của bác sĩ để kiểm tra huyết áp và xét nghiệm nước tiểu kể cả khi thấy trẻ đã hồi phục hoàn toàn. Thời gian theo dõi ít nhất là 6️ tháng đầu sau khi khởi bệnh.

- Ngoài ra trẻ còn có các nhóm triệu chứng khác

 

3. Nguyên nhân

Hiện nay, nguyên nhân của bệnh ban xuất huyết Schonlein-Henoch vẫn còn chưa được biết rõ. Nhiều nghiên cứu chỉ ra ban xuất huyết Schonlein-Henoch khởi phát sau khi người bệnh mắc các bệnh đường hô hấp trên khoảng vài tuần trước khi xuất hiện triệu chứng với tỷ lệ khoảng từ 30-50%. Một số nguyên nhân khác có thể do các vi khuẩn hoặc virus như tụ cầu, liên cầu, trực khuẩn lao, nấm. Một số trường hợp bệnh xuất hiện sau khi người bệnh sử dụng thuốc, sau khi tiêm phòng vaccine và sau khi bị côn trùng đốt. Bệnh còn liên quan đến cơ địa dị ứng, viêm da dị ứng, sau khi ăn các thức ăn lạ, khi thay đổi thời tiết.

Có tới 70 - 80% bệnh nhân Schonlein - Henoch có một đợt nhiễm trùng hô hấp từ trước khi khởi phát bệnh. Một số tác nhân nhiễm trùng, đặc biệt là các nhiễm khuẩn do liên cầu, cư trú ở vùng hầu họng, xuất hiện trước khi khởi phát bệnh Schonlein - Henoch trong 20 - 36% các trường hợp . Ngoài ra có thể kể đến một số loại vi khuẩn, virus khác như: Mycoplasma, Varicella virus, CMV, EBV, Campylobacter [5]…

Yếu tố di truyền: Mặc dù hiếm gặp nhưng Lofters đã báo cáo sự xuất hiện của Viêm mạch IgA ở 3 thành viên của cùng 1 gia đình, trên các cặp song sinh và chị em ruột tại những thời điểm cách xa nhau, gợi ý có thể có tính chất di truyền trong cơ chế bệnh sinh Schonlein - Henoch [6].

Các loại thuốc (kháng sinh, ức chế ACE, NSAIDs) và một số độc tố (côn trùng cắn, tiêm vaccin) và dị ứng thức ăn cũng được cho là có liên quan trong cơ chế bệnh sinh Schonlein - Henoch.

 

4. Phương pháp điều trị

Ban xuất huyết dị ứng Schonlein-Henoch hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng, bảo vệ thành mạch, chống dị ứng, giảm ảnh hưởng tối đa đến các cơ quan và phòng ngừa biến chứng. Do đó, việc theo dõi và điều trị triệu chứng từ sớm sẽ giúp giảm nhẹ và tránh các biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Điều trị thuốc glucocorticoit (GC).

Chỉ định trong những trường hợp có đau bụng, tổn thương thận, đau khớp và ban xuất huyết không đáp ứng với các thuốc chống viêm không steroid đơn thuần hoặc với các biểu hiện nặng và hiếm gặp của bệnh như tổn thương thần kinh, tổn thương phổi ...

 

Trẻ em bị ban xuất huyết Schonlein-Henoch cần được nghỉ ngơi tại giường từ 1 - 2 tháng để các triệu chứng giảm dần, tránh gây ảnh hưởng đến sức khoẻ; uống các loại thuốc hỗ trợ điều trị, dùng vitamin, bổ sung nhiều nước và đảm bảo chế độ ăn uống hợp lý, dinh dưỡng và khoa học. Nên tăng cường bổ sung các loại thức ăn lỏng, mềm dễ tiêu hóa, chia thành nhiều bữa ăn nhỏ để tránh gây áp lực lên đại tràng. Hạn chế sử dụng chất xơ, các loại thức ăn cay nóng làm tổn thương đến hệ tiêu hóa

 

Khi bị ban xuất huyết Schonlein-Henoch, người bệnh cần phải nhập viện điều trị khi cần thiết và gia đình nên tham khảo ý kiến, lời khuyên từ các bác sĩ chuyên môn. Các triệu chứng của bệnh có thể tái phát trở lại và gây biến chứng khác nguy hiểm nên người bệnh cần phải hết sức cẩn thận. Vì vậy tuyệt đối tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.


Quảng cáo
Thống kê truy cập
Người đang truy cập: 421
Tổng số lượt truy cập: 6470288