Loading...
Chào mừng bạn đến với Website Bệnh Viện Sản nhi Nghệ An

Tìm hiểu về bệnh lý mềm sụn thanh quản

Mềm sụn thanh quản là bất thường bẩm sinh của sụn thanh quản khiến cho đường thở bị hẹp lại khi hít vào và gây tắc nghẽn. Đây là nguyên nhân gây thở rít bẩm sinh thường gặp nhất và cũng là bất thường bẩm sinh phổ biến nhất của thanh quản. Vài trường hợp hiếm có thể khiến cho trẻ thiếu oxy và ảnh hưởng đến sự phát triển. Thậm chí, những trường hợp nặng có thể đi kèm trào ngược dạ dày thực quản và các vấn đề về nuôi ăn.

 

 

 

Tìm hiểu về thanh quản:

Thanh quản nằm phía trước cổ, nối họng với khí quản. Vai trò chủ chốt của thanh quản là bảo vệ đường thở dưới bằng cách đóng lại đột ngột trước các kích thích cơ học. Ngoài ra, thanh quản còn có vai trò tạo ra giọng nói, ho, kiểm soát thông khí…

Cấu tạo của thanh quản bao gồm :

- 3 sụn lớn, đơn độc: sụn nhẫn, sụn giáp, sụn nắp.

- 3 cặp sụn nhỏ hơn: sụn phễu, sụn sừng, sụn chêm.

 

Hình minh hoạ cấu tạo thanh quản 

 

Nguyên nhân:

Tình trạng này được cho là do sự chậm trưởng thành của các cấu trúc chống đỡ ở thanh quản. Các sụn thanh quản bị mềm và sa vào thanh quản trong lúc hít vào. Trong đó, thường gặp là sụn nắp hoặc sụn phễu hoặc cả hai. Điều này dẫn tới việc tắc nghẽn đường thở, gây ra một âm thanh có thể nghe thấy lúc hít vào.

Trẻ bị mềm sụn thanh quản dễ mắc trào ngược dạ dày thực quản hơn. Nguyên nhân là do trẻ phải tạo ra áp lực âm hơn trong lồng ngực để vượt qua chỗ tắc nghẽn đường thở. Ngược lại, trẻ bị trào ngược có thể có các đặc điểm giống như mềm sụn thanh quản do tác động của dịch trào ngược.

 

 

 

Dấu hiệu lâm sàng:

Mềm thanh quản chủ yếu xảy ra ở nắp thanh quản và phễu thanh quản. Triệu chứng chính của bệnh là thở khò khè hoặc thở khò khè kéo dài (phát ra tiếng động lớn và sắc nét khi thở). Trẻ sơ sinh có thể gặp phải triệu chứng này ngay sau khi sinh. Tiếng thở sẽ to hơn khi trẻ nằm ngửa hoặc khóc.

- Trẻ bắt đầu thở khò khè theo từng nhịp thở ngay sau khi chào đời. Từng hơi thở khò khè và quá trình hít vào bị gián đoạn, đôi khi khiến cha mẹ lầm tưởng trẻ bị hút nước ối vào mũi không sạch sau khi sinh, gây viêm mũi và dẫn đến nghẹt mũi, nghẹt mũi. Tuy nhiên, xem khám tai mũi họng thì không thấy tổn thương, cũng không thấy chảy dịch.

- Tiếng khò khè chấm dứt mỗi khi trẻ hít vào. Tiếng rít ban đầu dễ nhầm với mũi bị nghẹt nhưng kéo dài và không có dịch nhầy trong mũi của trẻ. Âm sắc của tiếng thở khò khè của trẻ có thể cao như tiếng khò khè.

- Khò khè tăng lên khi đặt trẻ nằm ngửa, khi trẻ quấy khóc, hoặc khi có viêm đường hô hấp trên kèm theo. Nhiều trường hợp thở khò khè trong và sau khi bú (khi đặt trẻ nằm ngửa, trọng lực sẽ khiến nắp thanh quản nhô ra nhiều hơn vào đường thở và khiến trẻ thở khò khè nhiều hơn).

- Trừ trường hợp có viêm thanh quản phối hợp, trẻ vẫn chơi và bú như bình thường.

 

Chẩn đoán

Mềm sụn thanh quản có thể được phát hiện bởi bác sĩ qua phương pháp nội soi phế quản ống mềm.

 

Chăm sóc:

Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ sau đây:

- Hạn chế cho trẻ nằm ngửa.

- Cho con bú đúng cách.

- Tăng cường sức đề kháng

- Bổ sung Vitamin D và Canxi cho trẻ

- Nếu trẻ bị mềm sụn thanh quản dẫn đến sụt cân, ngưng thở, bỏ bú,... thì phải đưa trẻ đến các trung tâm y tế để được hỗ trợ kịp thời

 

Khoa Hô hấp - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An


Quảng cáo
Thống kê truy cập
Người đang truy cập: 481
Tổng số lượt truy cập: 6223386