Loading...
Chào mừng bạn đến với Website Bệnh Viện Sản nhi Nghệ An

Vai trò của kỹ thuât chụp niêu đạo bàng quang ngược dòng trong bệnh lý đường tiết niệu ở trẻ em

Chụp niệu đạo bàng quang (NĐBQ) ngược dòng và chụp bàng quang ngược dòng là kĩ thuật giúp nghiên cứu hình thái và chức năng bài xuất nước tiểu của đường dẫn niệu thấp ở cả nam và nữ giới, bằng cách bơm thuốc cản quang IOD qua dụng cụ đưa vào niệu đạo. Kỹ thuật gồm hai thì: thì ngược dòng và thì đi tiểu.

 

 

 

   Nguyên lý của phương pháp này là sử dụng thuốc đối quang iod tan trong nước qua dụng cụ đưa bơm vào niệu đạo. Do thuốc đối quang được đưa vào niệu đạo ngược chiều với nước tiểu nên chúng có tên là chụp niệu đạo bàng quang ngược dòng.

 

   Kĩ thuật được chỉ định với các đối tượng:

  • Chẩn đoán các tình trạng bất thường của hình thái bàng quang và niệu đạo nam.
  • Chức năng bài xuất nước tiểu của bàng quang và niệu đạo.
  • Túi thừa, u, lao, vỡ bàng quang, bàng quang thần kinh.
  • Các vấn đề như hẹp, túi thừa, rò niệu đạo.
  • Hiện tượng trào ngược bàng quang niệu quản.
  • Tìm nguyên nhân nhiễm trùng đường tiết niệu lặp đi lặp lại
  • Tìm kiếm chấn thương bàng quang hoặc niệu đạo
  • Tìm nguyên nhân tiểu không tự chủ.

Hình ảnh bình thường trên phim chụp:

  • Bàng quang bờ đều, đáy bàng quang ở sát bờ trên khớp mu
  • Khảo sát khẩu kính và bờ niệu đạo. Niệu đạo nam có 4 đoạn: đoạn tiền liệt, đoạn màng, đoạn hành và đoạn hang.
  • Không có trào ngược bàng quang niệu quản thụ động và chủ động; không sa cổ bàng quang thì đi tiểu.
  • Không có nước tiểu tồn lưu.
  • Không có lỗ rò, túi thừa, hình ảnh khuyết thuốc.

 

 

Hình ảnh bàng quang bình thường  trên phim chụp bàng quang niệu đạo ngược dòng

 

 

Hình 1: Hình ảnh bàng quang thần kinh trên phim XQ
Đầu mũi tên đen: bàng quang (bên trái: bình thường; bên phải: bàng quang thần kinh với bờ nham nhở). Đầu mũi tên trắng: trào ngược niệu quản.

 

 

 

 

Chống chỉ định: 

Đang nhiễm khuẩn tiết niệu.

Nếu nghi ngờ phải xét nghiệm nước tiểu.

Trẻ có thể có cảm giác khó chịu, nước tiểu có màu hồng/đỏ hoặc cảm thấy hơi buốt khi đi tiểu. Tình trạng này thường gặp, không nên quá lo lắng, bất an, bệnh nhân nằm nghỉ ngơi và sẽ tự khỏi. Việc uống nhiều nước sẽ giúp khắc phục tình trạng này. Hãy liên hệ với bác sĩ điều trị của trẻ nếu trẻ đi tiểu ra máu, bị đau hoặc sốt.    

Trong thời gian vừa qua, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An đã tiếp nhận rất nhiều trường hợp trẻ đến khám và điều trị với các triệu chứng của đường tiết niệu dưới. Qua quá trình thăm khám, nhiều trẻ được tiến hành chụp kĩ thuật niệu đạo bàng quang ngược dòng, chụp bàng quang ngược dòng đã phát hiện nhiều nguyên nhân bất thường đường tiết niệu đằng sau tình trạng tiểu không tự chủ, nhiễm trùng đường tiết niệu lặp đi lặp lại, các nguyên nhân nghiêm trọng dẫn đến nhiễm trùng đường tiểu trên như trào ngược bàng quang niệu quản.

 

 

 

Hình ảnh trào ngược bàng quang niệu quản độ 3

 

 

Các bệnh lý đường tiết niệu nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, các triệu chứng sẽ tái diễn gây khó chịu cho trẻ, gây ảnh hưởng đến tâm lí và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy ngay khi phát hiện trẻ có các triệu chứng khác thường về đường tiểu, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến khám và làm các xét nghiệm kịp thời  tại các cơ sở có đủ chuyên môn  cũng như trang bị máy móc hiện đại để trẻ được chẩn đoán và quản lý tình trạng bệnh càng sớm càng tốt. Với trình độ chuyên môn cao, được trang bị nhiều phương tiện máy móc hiện đại, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An là một trong những cơ sở đáng tin cậy trong việc bảo vệ sức khỏe cho mẹ và bé.

 


 



 


Quảng cáo
Thống kê truy cập
Người đang truy cập: 261
Tổng số lượt truy cập: 6222933