Loading...
Chào mừng bạn đến với Website Bệnh Viện Sản nhi Nghệ An

Nhận biết và phòng ngừa hiệu quả bệnh Sốt xuất huyết Dengue

Gần đây khoa Bệnh Nhiệt Đới, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An đã tiếp nhận một số trường hợp bệnh nhi bị bệnh sốt xuất huyết dengue đi từ Bình Phước, Bình Dương trở về. Bệnh nhi vào viện trong tình trạng mệt, đau bụng nhiều, tăng cảm giác vùng gan, nôn ói, xuất huyết dưới da, niêm mạc, tràn dịch màng phổi, màng bụng,... Sau quá trình điều trị, chăm sóc tận tình tại khoa Bệnh nhiệt đới sức khoẻ các bệnh nhi ổn định và đều đã được xuất viện. Nhân những case bệnh này, các bác sĩ sẽ có những chia sẻ hữu ích về bệnh sốt xuất huyết Dengue qua bài viết dưới đây.


* Hiểu hơn về bệnh sốt xuất huyết dengue

Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm gây dịch do vi rút Dengue gây nên. Vi rút Dengue có 4 týp huyết thanh là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Vi rút truyền từ người bệnh sang người lành do muỗi đốt. Muỗi Aedes aegypti là côn trùng trung gian truyền bệnh chủ yếu.

Bệnh xảy ra quanh năm, thường gia tăng vào mùa mưa. Bệnh gặp ở cả trẻ em và người lớn. Đặc điểm của sốt xuất huyết Dengue là sốt, xuất huyết và thoát huyết tương, có thể dẫn đến sốc giảm thể tích tuần hoàn, rối loạn đông máu, suy tạng, nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời dễ dẫn đến tử vong.

* Chu Kỳ Dịch:

Theo thống kê cứ 5 năm sẽ bùng phát 1 đỉnh dịch.

Dịch lần trước đó là năm 2017. Và năm nay đúng chu kỳ 5 năm : đỉnh dịch là 2022.

Đặc điểm chung cho dù ở lứa tuổi nào thì cũng đều có ba giai đoạn:

Sốt: sốt cao, đột ngột 39-40 độ trong 1-2 ngày đầu sau chuyển giai đoạn 2.

 

Giai đoạn nguy hiểm: từ ngày t3 đến t7 kể từ khi bị sốt, bao gồm:

- Trẻ đau bụng nhiều, vật vã, lừ đừ, li bì, nôn ói

- Sốt giảm

- Tràn dịch màng bụng, màng phổi, nề mắt

- Xuất huyết dưới da.

- Xuất huyết niêm mạc: chảy máu cam, chảy máu chân răng,

- Xuất huyết nội tạng( rong kinh, kinh nguyệt kéo dài ở phụ nữ), đại tiện phân đen

- Nặng => sốc do thoát huyết tương, suy tạng : viêm gan, viêm não, viêm cơ tim

Giai đoạn hồi phục: khi bắt đầu hết sốt, thể trạng bắt đầu tốt dần lên,cảm giác thèm ăn, tiểu nhiều.

 Chú ý: Phần lớn là sẽ điều trị ở tại nhà Tuy nhiên sẽ có một số trường hợp mà có khuyến cáo thì phải nhập viện khi có các triệu chứng báo hiệu có nguy cơ nặng:

  1. Vật vã, lừ đừ, li bì
  2. Đau bụng nhiều, liên tục hoặc tăng cảm giác đau vùng gan.
  3. Nôn ói nhiều >= 3 lần/ giờ hoặc >= 4 lần/6 giờ.
  4. Xuất huyết niêm mạc: chảy máu chân răng, mũi, nôn ra máu, đi ngoài phân đen hoặc có máu, XH âm đạo hoặc tiểu máu.
  5. Gan to >2cm dưới bờ sườn
  6. Tiểu ít
  7. HCT tăng kèm TC giảm nhanh
  8. AST/ALT >= 400U/L
  9. TDMP,MB/SÂ Hoặc XQ

Lưu ý:

Trong khi bị bệnh thì không nên ăn uống các loại nước có màu sẫm như Coca, ăn tiết - các món làm từ tiết, để dễ cho việc theo dõi màu sắc chất tiết- kho có xuất huyết tránh nhầm lẫn trên lâm sàng.

=>  Phòng bệnh như thế nào?

  • Diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy : Thả cá vào các vật dụng chứa nước lớn.
  • Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi:

+ Đậy kín các dụng cụ chứa nước bằng nắp đậy hoặc bằng vải màn, lật úp khi không dùng đến

+ Bỏ muối hoặc dầu vào bát kê chân chạm

+ Dành 10 phút định kỳ vào ngày nghỉ cuối tuần để kiểm tra, phát hiện, loại trừ lăng quăng, bọ gậy tại gia đình và xung quanh nhà

  • Phòng chống muỗi đốt và diệt muỗi:

+ Ngủ màn/ mùng kể cả ban ngày

+ Dùng màn che cửa sổ, cửa ra vào, có thể tẩm hóa chất diệt muỗi

+ Mặc quần áo dài tay

+ Tích cực phổi hợp với ngành y tế trong chiến dịch diệt lặng quăng/ bọ gậy, phun hóa chất diệt muỗi

 

Khoa BNĐ BV Sản Nhi Nghệ An

 


Quảng cáo
Thống kê truy cập
Người đang truy cập: 456
Tổng số lượt truy cập: 6223333