Loading...
Chào mừng bạn đến với Website Bệnh Viện Sản nhi Nghệ An

Toxoplasma và thai kỳ!

✅ Nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma là gì
- Nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma là một loại bệnh nhiễm trùng do một loại ký sinh trùng đơn bào có tên là Toxoplasma Gondii gây nên. Loại ký sinh trùng này thường được tìm thấy ở các loài động vật máu nóng như chim, động vật có vú, trong đó, mèo là ký chủ chính.
- Ký sinh trùng Toxoplasma Gondii xâm nhập vào cơ thể người chủ yếu qua con đường tiêu hóa khi ăn phải thức ăn như thịt chó, mèo nấu chưa chín kỹ, trái cây không được gọt vỏ và rửa sạch. Gây bệnh ở hầu hết các cơ quan, nhưng chủ yếu là não, hệ cơ.
- Thông thường, ký sinh trùng này vô hại với sức khỏe con người, vì cơ thể chúng ta có cơ chế miễn dịch tự nhiên khi bị tác nhân bên ngoài xâm nhập. Thế nhưng, với phụ nữ mang thai thì Toxoplasma Gondii lại có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm như lây truyền sang bào thai, sẩy thai hoặc thai lưu, trẻ sinh ra bị não úng thủy, động kinh… nhất là khi mẹ bầu nhiễm bệnh trong tam cá nguyệt thứ nhất.
✅ Triệu chứng nhiễm bệnh
- Sau khi xâm nhập vào cơ thể từ 1-2 tuần, loại ký sinh trùng này sẽ gây nên những triệu chứng tương tự với bệnh cảm cúm, tăng bạch cầu đơn nhân như nhức mỏi cơ, nhức đầu, sốt nhẹ, sưng hạch bạch huyết, đau họng, người mệt mỏi.
- Các triệu chứng có thể diễn ra theo hai chiều hướng.
+ Bệnh không tiến triển, các triệu chứng giảm dần và biến mất, xảy ra ở người khỏe mạnh vì cơ thể mỗi người đã có hàng rào bảo vệ.
+ Kí sinh trùng nhân lên gây bệnh, biểu hiện rõ tại các cơ quan thần kinh, hệ cơ và mắt thường xảy ra ở người suy giảm miễn dịch, người già và phụ nữ có thai
✅ Mối nguy hiểm cho thai nhi
- Khi người mẹ bị nhiễm Toxoplasma Gondii, khả năng lây truyền cho bé là rất cao. Thông thường, tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang thai nhi là 15% ở 3 tháng đầu, 30% ở 3 tháng giữa và 60% ở 3 tháng cuối. Tuy nhiên, mức độ nguy hiểm cho bé còn tùy thuộc vào thời điểm người mẹ bị nhiễm bệnh. Đặc biệt nguy hiểm là ở giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ.
- Nhiễm bệnh Toxoplasmosis bẩm sinh khi còn trong bụng mẹ, trẻ sinh ra có thể có triệu chứng tổn thương các cơ quan nội tạng, não bộ và mắt như: động kinh, gan và lá lách to, vàng da và mắt, nhiễm trùng mắt…
- Một số trường hợp khác, trẻ không có biểu hiện rõ rệt khi chào đời mà chỉ phát triển bệnh khi bước vào độ tuổi thiếu niên. Đó có thể là nguy cơ nghe kém, tâm thần chậm phát triển, mắt bị nhiễm trùng nghiêm trọng dẫn đến nguy cơ mù lòa.
✅ Nhận biết cơ thể đã nhiễm bệnh
- Tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố, việc mẹ bầu bị nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma Gondii vẫn có thể ảnh hưởng đến thai nhi hoặc không. Tốt nhất là bạn nên kiểm tra sức khỏe bằng cách xét nghiệm máu để biết chính xác.
- Nếu kết quả dương tính nghĩa là bạn đã nhiễm bệnh. Dựa trên tình trạng cụ thể của người mẹ mà các bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp để hạn chế nguy cơ lây nhiễm cho thai nhi.
✅ Để bảo vệ sức khỏe mẹ và chăm sóc thai nhi toàn diện quý khách hãy đến Trung tâm sàng lọc chẩn đoán trước sinh - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An – Tầng 1 tòa nhà 7 tầng khối Phụ Sản.
🏠 Địa chỉ: Số 19 Tôn Thất Tùng, phường Hưng Dũng, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
📧 Email: cdtssannhinghean@gmail.com
☎️ SĐT: 0914.796.228
🎯 Hãy truy cập theo đường link: http://sanglocts.sannhinghean.vn/.../sang-loc-so-sinh/3/-1 để tra cứu kết quả sàng lọc sơ sinh cho trẻ của bạn.
 
 
 
 
 

Quảng cáo
Thống kê truy cập
Người đang truy cập: 34
Tổng số lượt truy cập: 6073659