Loading...
Chào mừng bạn đến với Website Bệnh Viện Sản nhi Nghệ An

Tại sao phải sàng lọc ung thư cổ tử cung?

Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ đặc biệt trong độ tuổi 30 trở lên. Theo ghi nhận số liệu về ung thư cổ tử cung năm 2020, Việt Nam có khoảng hơn 4.000 ca mắc mới và có 2.223 ca tử vong vì căn bệnh này. Phần lớn người bệnh đến khám và điều trị khi bệnh đã ở giai đoạn muộn. Những con số trên như hồi chuông cảnh báo để chị em phụ nữ quan tâm hơn đến sức khỏe của mình.

Nguyên nhân ung thư cổ tử cung phần lớn do sự tồn tại của virus HPV. HPV được phát hiện trong 99% khối u cổ tử cung, đặc biệt là HPV type 16 và 18.

Việc sàng lọc ung thư là rất quan trọng. Sàng lọc ung thư cổ tử cung để phát hiện những tổn thương tiền ung thư và nhờ đó điều trị phù hợp những tổn thương này trước khi tiến triển thành ung thư xâm nhập.

 Các phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung hiện nay gồm có: xét nghiệm tế bào học Pap smear, xét nghiệm HPV hoặc kết hợp cả 2. Xét nghiệm tế bào cổ tử cung và test HPV được lấy mẫu trong quá trình khám mỏ vịt, bằng cách lấy từ cổ ngoài và cổ trong cổ tử cung để đánh giá vùng chuyển tiếp, vùng mà nguy có ung thư cao nhất.

 Tần suất xét nghiệm sàng lọc: đối với phụ nữ < 30 tuổi: sàng lọc pap test 1 lần mỗi 3 năm. Phụ nữ > 30 tuổi có thể xét nghiệm sàng lọc 1 năm 1 lần.

Đánh giá test sàng lọc: Tiêu chuẩn vàng sử dụng để đánh giá test sàng lọc là soi cổ tử cung và sinh thiết trực tiếp tổn thương nghi ngờ. 

Dự phòng ung thư cổ tử cung bằng vaccine, hiện nay có 3 loại vaccine cho 2 type HPV, 4 type HPV, 9 type HPV, đều bao gồm type16,18 và có phản ứng miễn dịch chéo với các type khác.  


                                                Các yếu tổ nguy cơ gây ung thư cổ tử cung


 

 

 

 

 

 

 


Quảng cáo
Thống kê truy cập
Người đang truy cập: 118
Tổng số lượt truy cập: 6057062