Loading...
Chào mừng bạn đến với Website Bệnh Viện Sản nhi Nghệ An

Viên pin tròn rơi vào phổi, đe dọa gây ngạt thở ở trẻ

Các bác sĩ khoa Tai Mũi Họng – Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cho biết, khoa vừa tiến hành nội soi gắp dị vật là một cục pin nhỏ ra khỏi đường thở cho một bệnh nhi 8 tuổi.
Hình ảnh dị vật là một cục pin nhỏ ở trong đường thở của bé.
Qua lời kể của gia đình, trước vào viện khoảng 3 giờ, bé N.X.N. (trú huyện Quỳnh Lưu) ngậm viên pin chơi. Và rất không may, viên pin rơi xuống cổ và bị sặc. Thấy bé có biểu hiện ho, khò khè, thở rít, giađình vội đưa bé tới bệnh viện tuyến huyện khám, được chẩn đoán theo dõi dị vật rơi vào đường thở. Đây là tình huống cấp cứu, bởi dị vật có thể gây bít tắc, gây ngạt thở cho trẻ bất kỳ lúc nào. Ngay lập tức, trẻ được chuyển tuyến tới Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An.

Ngày 3/10, bệnh nhi được các bác sĩ thăm khám và chỉ định chụp X-quang cấp cứu. Kết quả có hình ảnh dị vật nằm sâu ở phế quản tương ứng phân thuỳ giữa phổi phải. Dị vật này bít tắc gần kín đường thở của trẻ, nếu không được xử trí sớm sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng. Bệnh nhi nhanh chóng được chuyển lên khoa Gây mê để tiến hành lấy dị vật. Khẩu kính phế quản của trẻ lại nhỏ nên rất khó khăn để lấy dị vật. Sau rất nhiều nố lực, các bác sĩ đã nội soi gắp thành công dị vật là một cục pin nhỏ (dạng pin cúc áo trong các món đồ chơi của trẻ) đường kính hơn 1 cm, cứu sống bệnh nhi kịp thời.

Sau thủ thuật, sức khoẻ bệnh nhi ổn định. Kiểm tra sau khi lấy dị vật, bác sĩ đánh giá kết quả trẻ vẫn bị dị vật gây tổn thương niêm mạc phế quản, trẻ được theo dõi kỹ tình trạng phổi để tránh biến chứng viêm thủng khí quản.

Theo Ths. Hà Thanh Bình, khoa Tai Mũi Họng, BS trực tiếp thực hiện kỹ thuật gắp dị vật cho bệnh nhi chia sẻ: Khác với các dị vật khác, khi viên pin mắc lại phế quản sẽ gây ra tình trạng bỏng điện, bỏng hoá chất . Vì vậy, viên pin có thể gây biến chứng nặng nề ảnh hưởng tới tính mạng nếu nằm quá lâu trong cơ thể trẻ.

Để hạn chế những tai nạn tương tự, bác sĩ khuyến cáo phụ huynh nên kiểm tra đồ chơi và để ý đến trẻ, nhất là các bé đang độ tuổi hay ngậm đồ chơi. đặc biệt là các loại pin cúc, rất nguy hiểm nếu bé nuốt phải hoặc rơi vào đường thở như trường hợp trên.
Khi phát hiện trẻ nuốt pin cần nhanh chóng đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế có chuyên khoa Tai Mũi Họng gần nhất để được xử trí nhất có thể, tránh các di chứng đáng tiếc về sau.

Quảng cáo
Thống kê truy cập
Người đang truy cập: 132
Tổng số lượt truy cập: 6296469