Loading...
Chào mừng bạn đến với Website Bệnh Viện Sản nhi Nghệ An

Những điều cần biết về bệnh viêm phế quản ở trẻ em

Hen phế quản là bệnh mạn tính đặc trưng bởi viêm mạn tính đường thở kèm tăng phản ứng của phế quản thường xuyên với các tác nhân kích thích đến những đợt tái diễn các triệu chứng ho, khò khè, khó thở, nặng ngực. Đây là một vấn đề sức khỏe toàn cầu nghiêm trọng ảnh hưởng đến tất cả các nhóm tuổi, với tỷ lệ tăng cao ở nhiều nước đang phát triển, tăng chi phí điều trị và gia tăng gánh nặng cho người bệnh và cộng đồng.

Bệnh hen vẫn áp đặt một gánh nặng cho hệ thống chăm sóc y tế và xã hội thông qua việc giảm năng suất làm việc, và đặc biệt là bệnh hen ở trẻ em, gây ra sự xáo trộn cho các gia đình và nó cũng gây ra nhiều ca tử vong trên toàn thế giới. Mỗi năm trên thế giới có khoảng 250.000 trường hợp tử vong do hen, điều quan trọng hơn là 85% những trường hợp tử vong do hen có thể tránh được nếu được phát hiện sớm, điều trị đúng và kịp thời.

  • Ø Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây bệnh hen
    • Yếu tố chủ quan

- Yếu tố giới: có thể gặp ở mọi lứa tuổi, đa số các trường hợp hen bắt đầu từ khi còn nhỏ, 50-80% các trường hợp hen ở trẻ em khởi phát trước 5 tuổi

- Yếu tố tuổi: cả hai giới đều có khả năng mắc hen, tuy nhiên theo lứa tuổi thì tỷ lệ mắc hen ở hai giới có khác nhau. Trước tuổi dậy thì hen gặp nhiều ở trẻ trai, đến tuổi thanh niên và trưởng thành tỷ lệ hen là ngang nhau ở 2 giới.

- Cơ địa dị ứng: những trẻ có cơ địa dị ứng như chàm thể tạng,VMDƯ, viêm xoang dị ứng có tỷ lệ bị hen phế quản cao hơn

- Yếu tố gia đình: người có cơ địa dị ứng có nguy cơ mắc hen gấp 10 – 20 lần so với người không có cơ địa dị ứng

- Yếu tố thần kinh, nội tiết: những trẻ bị xúc động mạnh, tình trạng lo lắng, sợ hãi, cười nhiều, khóc nhiều, suy nhược, tăng cảm giác thường dễ gây khởi phát cơn hen.

  • Yếu tố môi trường

      - Dị nguyên đường hô hấp: là nguyên nhân chủ yếu, thường gặp nhiều nhất như bụi nhà, các loại bụi đường phố, bụi chăn đệm, khói bếp, khói thuốc lá, lông súc vật, phấn hoa, cây cỏ, các khí lạnh, chất có mùi, các chất thải của động cơ nổ như ô tô, xe máy…

            - Dị nguyên thức ăn: đặc biệt là các loại sữa, loại thức ăn tiếp xúc đầu tiên với trẻ em (sữa bò, sữa trâu, sữa dê và các chế phẩm của sữa), các thức ăn khác như tôm, cua, cá, trứng, các loại thịt thú rừng...

            - Yếu tố viêm nhiễm: đặc biệt là các nhiễm khuẩn do virus ở trẻ nhỏ, thường gặp virus hợp bào hô hấp, virus cúm, á cúm…

  • Các yếu tố khác

- Yếu tố nội tiết

- Stress

- Thời tiết

- Chế độ ăn

- Gắng sức

 

 

  • Ø Các dấu hiệu nhận biết hen phế quản

Biểu hiện lâm sàng của hen đa dạng, có thể cấp tính hoặc từ từ, thay đổi theo từng cá thể, từng thời điểm diễn biến của bệnh: ở thời kỳ hen được kiểm soát hoàn toàn hay không được kiểm soát.Trước khi xuất hiện cơn hen trẻ thường có một số dấu hiệu báo trước như hắt hơi, ngứa mũi, chảy nước mũi hoặc chán ăn, nặng ngực...

+ Ho: lúc đầu có thể ho khan, sau xuất tiết nhiều đờm (đờm trắng, quánh, dính, khó khạc, soi kính hiển vi thấy nhiều bạch cầu ái toan), ho dai dẳng, thường ho nhiều về đêm và sáng, nhất là khi thay đổi thời tiết.

+ Khó thở: khó thở chủ yếu thì thở ra, có tiếng khò khè, cò cử. Trường hợp nhẹ khó thở chỉ xuất hiện khi gắng sức, khi ho, khi khóc, khi cười... Trong cơn hen nặng trẻ rất khó thở, tím tái, ra nhiều mồ hôi, khò khè và ho nhiều, nói từng từ, không ăn uống được.

+ Nặng ngực: trẻ có cảm giác tức nghẹt lồng ngực hoặc thắt chặt ngực. Triệu chứng này chủ yếu ở trẻ lớn, ở trẻ nhỏ hiếm khi khai thác được triệu chứng này.

+ Các bệnh thường kèm: Eczema, mày đay, viêm mũi dị ứng, viêm xoang dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, dị ứng thuốc, luồng trào ngược dạ dày thực quản.  

  • Ø Các biện pháp phòng ngừa để giảm nguy cơ khởi phát bệnh
    • Tuân thủ điều trị dự phòng hen theo hướng dẫn của bác sĩ
    • Tái khám theo hẹn định kỳ tùy vào mức độ kiểm soát bệnh của trẻ hoặc khi có một trong các dấu hiệu sau:

-         Khò khè, khó thở, thở nhanh, vã mồ hôi

-         Khó khăn khi nói hoặc ăn uống, hoạt động

-         Ho nhiều về đêm và sáng, không ngủ được

  • Gia đình bệnh nhi hen phế quản nên tham gia sinh hoạt tại các câu lạc bộ phòng chống hen, để tăng cường nhận thức giáo dục về cách phòng chống và sử dụng thuốc điều trị hen.
  • Thay đổi chế độ ăn uống khoa học, nhiều chất xơ, rau củ quả để tăng sức đề kháng, nên cho trẻ uống thêm nước vào mùa đông. Kiêng ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng: tôm, cua, đồ chiên nướng….
  • Khuyến khích trẻ tham gia tập luyện thể lực để cải thiện sức khoẻ chung, tuy nhiên tránh tập luyện quá sức trong thời gian dài hoặc trong môi trường lạnh.
  • Hút bụi và lau nhà thường xuyên để loại bỏ các chất gây dị ứng trong nhà, không nên tiếp xúc với những vật dễ gây dị ứng như lông thú cưng, phấn hoa, khói thuốc lá…
  • Phòng ngủ của trẻ nên giặt khăn trải giường và chăn mỗi tuần trong nước nóng để loại bỏ mạt bụi.
  • Vào mùa lạnh khi phải đi ra ngoài, hãy che mũi và miệng trẻ bằng một chiếc khăn để làm ấm không khí trước khi trẻ hít vào.

 - Tác giả: Ths.BS Bùi Anh Sơn - Trưởng khoa Hô hấp


Quảng cáo
Thống kê truy cập
Người đang truy cập: 135
Tổng số lượt truy cập: 6296496