Loading...
Chào mừng bạn đến với Website Bệnh Viện Sản nhi Nghệ An

Cẩn thận hóc hạt trái cây ở trẻ nhỏ

Hóc dị vật đường thở ở trẻ nhỏ luôn mang lại những hậu quả nặng nề và thương tâm. Tuy nhiên, đây là điều rất dễ xảy ra đối với trẻ nhỏ. Đặc biệt là vào mùa hè, mùa của các loại quả nên trẻ được ăn thoả thích và tiềm ẩn nguy cơ cao.
 
 
Tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, hầu như mùa hè nào cũng tiếp nhận nhiều trường hợp bị dị vật đường thở do hạt nhãn, hạt vải trôi vào họng, đường thở. Mới đây nhất, chiều 16/7, khoa Tai Mũi Họng – Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cho biết, khoa vừa tiếp nhận bé T.K.K (12 tuổi, Yên Thành) được đưa vào bệnh viện trong tình trạng tức ngực, khó thở, da, niêm mạc kém hồng… Người nhà bệnh nhân cho biết, cháu bé trong lúc chơi đùa, bật cười nên ho sặc sụa, vì thế hạt nhãn đã rơi vào đường thở. Qua thăm khám, chụp X-quang, các bác sĩ phát hiện: Hình ảnh dị vật là hạt nhãn bịt kín lòng phế quản phải của bệnh nhân, làm xẹp một phần thuỳ phổi phải. Các bác sĩ đã tiến hành nội soi gắp thành công hạt nhãn, cứu sống cháu bé.

Trước đó không lâu, khoa Tai Mũi Họng cũng tiếp nhận một bé trai 34 tháng tuổi (TP.Vinh) bị hóc hạt lạc. Theo người nhà bệnh nhi, trẻ đang ăn lạc thì khóc và bị ho sặc sụa. Sau 2 ngày xuất hiện ho nhiều, khò khè, thở rít, gia đình đưa bé tới khám và nhập viện. Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng khò khè, khó thở, thở rít co kéo cơ hô hấp. Qua khai thác tiền sử và thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán theo dõi dị vật đường thở hạt lạc suy hô hấp, viêm phổi nặng.

BSCKI. Trịnh Thanh Hưng, khoa Tai Mũi Họng cho biết, hóc dị vật là tai nạn thường gặp phải ở trẻ nhỏ, lứa tuổi hay mắc là từ 1-3 tuổi. Bố mẹ, người trông trẻ cần hết sức cảnh giác với những đồ vật xung quanh trẻ, tuyệt đối không để trẻ vừa ăn vừa chơi đùa vì có thể gây sặc.

Trong quá trình trông trẻ, chỉ một thoáng lơ là, bất cẩn của người lớn là trẻ có thể hóc sặc dị vật phải đi cấp cứu. Trẻ nhỏ thích khám phá và có khuynh hướng cho vào miệng như trái nhãn, vải, chôm chôm, thạch rau câu để ăn… Vừa ngậm ăn vừa chạy chơi, đó là điều kiện dễ làm cho dị vật chui vào đường thở khi trẻ hít vào mạnh hoặc sau một trận cười, khóc và trở thành mối nguy đe doạ tính mạng trẻ.

Theo Bs. Thanh Hưng, “chìa khoá” để chấm dứt những tai nạn này phải bắt đầu bằng việc giáo dục sức khoẻ rộng rãi cho cha mẹ và những người chăm sóc trẻ về mối nguy hiểm của hóc dị vật đường thở. Nhấn mạnh sự nhận biết, tránh những thức ăn, đồ vật có khả năng trở thành dị vật gây nghẹt thở cho trẻ, bởi phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh.
 
Sơ cứu đúng cách
 
Thực tế cho thấy, việc sơ cứu đúng cách và kịp thời khi trẻ bị hóc dị vật rất quan trọng và cần thiết.
Khi phát hiện hay nghi ngờ trẻ bị hóc dị vật, cần hết sức bình tĩnh, không dùng tay hay vật bất kỳ để móc dị vật ra khỏi miệng trẻ vì chưa chắc lấy ra được mà có khi đẩy dị vật vào sâu hơn. Nếu trẻ vẫn tỉnh táo, không khó thở, vẫn khóc được hoặc nói được thì khuyến khích trẻ ho và nhanh chóng đưa con trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ kiểm tra, nếu đúng bị hóc dị vật đường thở thì sẽ được lấy ra an toàn.

Nếu trẻ có biểu hiện tím tái, khó thở nặng, ngưng thở, không khóc được, không nói được thì sau khi gọi xe cấp cứu, cần phải tiến hành sơ cứu kịp thời trong thời gian đợi xe tới.


Quảng cáo
Thống kê truy cập
Người đang truy cập: 351
Tổng số lượt truy cập: 6223076