Phát hiện sớm và can thiệp sớm bại não ở trẻ
1. Định nghĩa
Bại não là tổn thương não không tiến triển gây nên bởi các yếu tố nguy cơ xảy ra ở giai đoạn trước sinh, trong khi sinh và sau sinh đến 5 tuổi.
Bại não biểu hiện chủ yếu bằng các rối loạn về vận động, có thể các rối loạn đi kèm về trí tuệ, giác quan và hành vi.
2. Chẩn đoán
2.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán bại não theo thể lâm sàng
2.2.1. Thể co cứng
- Rối loạn về chức năng vận động do tổn thương hệ thần kinh trung ương:
• Tăng trương lực cơ ở các chi bị tổn thương.
• Giảm khả năng vận động riêng biệt tại từng khớp
• Dấu hiệu tổn thương hệ tháp.
• Tăng phản xạ gân xương ở các chi bị tổn thương.
• Có các phản xạ nguyên thuỷ
• Dinh dưỡng cơ : không có teo cơ, co rút tại các khớp
• Cảm giác: có thể có rối loạn điều hoà cảm giác
• TK sọ não: có thể bị liệt.
• Các dấu hiệu khác: đa động gân gót, co rút tại các khớp, cong vẹo cột sống, động kinh
- Chậm phát triển trí tuệ ở các mức khác nhau
2.2.2. Thể múa vờn
- Rối loạn về chức năng vận động do tổn thương hệ thần kinh trung ương:
* Trương lực cơ thay đổi lúc tăng lúc giảm ở tứ chi.
* Giảm khả năng vận động thô.
* Có các vận động không hữu ý
* Dấu hiệu tổn thương ngoại tháp: rung giật, múa vờn
* Phản xạ gân xương bình thường hoặc tăng ở các chi bị tổn thương.
* Có các phản xạ nguyên thuỷ.
* Dinh dưỡng cơ : không có teo cơ, ít co rút tại các khớp
* Cảm giác: có thể rối loạn điều hoà cảm giác
* TK sọ não: có thể bị liệt.
* Các dấu hiệu khác: động kinh, rối loạn nhai nuốt, điếc ở tần số cao
- Chậm phát triển trí tuệ ở các mức khác nhau
2.2.3. Thể thất điều
- Rối loạn về chức năng vận động do tổn thương hệ thần kinh trung ương:
* Giảm trương lực cơ toàn thân;
* Rối loạn hoặc mất điều phối vận động hữu ý (quá tầm, rối tầm, không thực hiện được động tác tinh vi, rối loạn thăng bằng đầu cổ và thân mình, dáng đi như người say rượu).
* Phản xạ gân xương bình thường hoặc tăng nhẹ
* Có các phản xạ nguyên thuỷ:
• Dinh dưỡng cơ: không có teo cơ hoặc co rút tại các khớp
• Cảm giác: có rối loạn điều hoà cảm giác
• TK sọ não: có thể bị liệt.
• Các dấu hiệu khác: cong vẹo cột sống, động kinh…
- Chậm phát triển trí tuệ ở các mức khác nhau:
2.2.4. Thể nhẽo
- Rối loạn về chức năng vận động do tổn thương hệ thần kinh trung ương:
• Giảm trương lực cơ toàn thân,
• Giảm vận động hữu ý.
• Phản xạ gân xương bình thường hoặc tăng nhẹ
• Có các phản xạ nguyên thuỷ:
• Dinh dưỡng cơ: không có teo cơ hoặc co rút tại các khớp
• Cảm giác: có rối loạn điều hoà cảm giác
• TK sọ não: có thể bị liệt.
• Các dấu hiệu khác: cong vẹo cột sống, động kinh, có dấu hiệu Babinski.
- Chậm phát triển trí tuệ ở các mức khác nhau:
2.2.5. Thể phối hợp co cứng và múa vờn
- Rối loạn về chức năng vận động do tổn thương hệ thần kinh trung ương giống thể co cứng và múa vờn.
- Chậm phát triển trí tuệ ở các mức khác nhau
3. Dấu hiệu nhận biết sớm trẻ bại não
- Bốn dấu hiệu chính của bệnh bại não
- Trẻ có cơn co cứng hoặc/và chân duỗi cứng khi đặt trẻ đứng.
- Trẻ không kiểm soát đầu cổ hoặc/và không biết lẫy hoặc/và nằm sấp không thể ngẩng đầu lên được.
- Hai tay của trẻ luôn nắm chặt
- Hai tay trẻ không biết với để cầm đồ vật.
- Bốn dấu hiệu phụ
- Trẻ không nhận ra khuôn mặt mẹ.
- Trẻ ăn uống khó khăn.
- Không đáp ứng khi gọi hỏi.
- Khóc nhiều suốt ngày đêm sau sinh.
4. Phục hồi chức năng
4.1. Vận động trị liệu:
+ Theo các mốc phát triển về vận động thô của trẻ:
Kiểm soát đầu cổ -> Lẫy -> Ngồi -> Quỳ -> Bò -> Đứng -> Đi -> Chạy
+ Theo thể lâm sàng bại não
+ Hoàn thành mốc trước rồi chuyển sang mốc sau
4.2. Ngôn ngữ trị liệu
4.2.1. Huấn luyện kỹ năng giao tiếp sớm
– Mục tiêu của giao tiếp:
+ Xây dựng mối quan hệ với mọi người.
– Huấn luyện về giao tiếp sớm bao gồm:
+ Kỹ năng tập trung
+ Kỹ năng bắt chước
+ Kỹ năng chơi đùa
+ Giao tiếp bằng cử chỉ, tranh ảnh
+ Kỹ năng xã hội
4.2.2. Huấn luyện các kỹ năng về ngôn ngữ
Huấn luyện kỹ năng ngôn ngữ: bao gồm
+ Kỹ năng hiểu ngôn ngữ
+ Kỹ năng diễn đạt bằng ngôn ngữ
4.3. Hoạt động trị liệu
• Huấn luyện kỹ năng sử dụng hai tay sớm: Kỹ năng cầm nắm, với cầm
• Huấn luyện kỹ năng sinh hoạt hàng ngày sớm: Kỹ năng ăn uống, mặc quần áo, đi giày dép, vệ sinh cá nhân, tắm rửa, đánh răng, rửa mặt, chải tóc…
• Huấn luyện kỹ năng nội trợ: Kỹ năng đi chợ, tiêu tiền, nấu ăn
• Huấn luyện kỹ năng nghề nghiệp: chọn nghề, học nghề cho phù hợp.
4.4. Điện trị liệu
1. Điện thấp tần
Là dòng điện một chiều có điện thế không đổi trong thời gian điều trị
* Chỉ định : Trẻ bại não không có Động kinh lâm sàng
* Chống chỉ định : Bại não có Động kinh trên lâm sàng; thể co cứng nặng
* Các phương pháp điện thấp tần
+ Galvanic dẫn CaCl2 cổ
+ Galvanic dẫn CaCl2 lưng
+ Dòng Galvanic ngược toàn thân.
+ Dòng Galvanic ngược khu trú chi trên
+ Dòng Galvanic ngược khu trú chi dưới
+ Dòng Galvanic ngắt quãng( xung chữ nhật hoặc tam giác) khu trú
5. Tiêm thuốc dãn cơ
– Chỉ định: Trẻ bại não thể co cứng, co rút
– Chống chỉ định: Trẻ bại não thể múa vờn, thể nhẽo, thể thất điều..
– Mục đích: giảm trương lực cơ, tăng cường khả năng vận động có ý thức, kiểm soát tư thế, phòng chống biến dạng…
Gia đình phát hiện con có dấu hiệu trên hãy liên hệ ngay với các Bác sỹ chuyên khoa Nhi, Bác sỹ phục hồi chức năng, cử nhân Phục hồi chức năng, chuyên gia có kinh nghiệm và được đào tạo bài bản về Phục hồi chức năng để được tư vấn và có hướng can thiệp sớm. Quy trình bao gồm:
- Đánh giá ban đầu: đánh giá tình trạng sức khỏe và vận động của trẻ để xác định các vấn đề cần can thiệp.
- Lên phác đồ trị liệu: Dựa trên kết quả đánh giá lên phác đồ trị liệu cá nhân hóa, đảm bảo phù hợp với tình trạng cụ thể của từng trẻ.
- Thực hiện trị liệu: Kỹ thuật viên thực hiện kỹ thuật theo phác đồ đã lên
- Theo dõi và điều chỉnh: Quá trình trị liệu sẽ được theo dõi liên tục để đảm bảo hiệu quả và an toàn, các phác đồ trị liệu có thể được điều chỉnh kịp thời phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ.
Lựa chọn phương pháp can thiệp phù hợp phụ thuộc vào độ tuổi và mức độ phát triển của trẻ, cũng như mục tiêu được hướng tới. Khoa Thần Kinh – Phục hồi chức năng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An địa chỉ phục hồi chức năng toàn diện cho trẻ bại não. Hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ tốt nhất cho bé yêu của bạn.