Loading...
Chào mừng bạn đến với Website Bệnh Viện Sản nhi Nghệ An

Thiếu máu: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

 

THẾ NÀO GỌI LÀ THIẾU MÁU?

  • Thiếu máu là tình trạng giảm thể tích khối hồng cầu có hoặc không kèm theo giảm nồng độ Hb.
  • Người thiếu máu là người có các chỉ số trên thấp dưới 2SD so với quần thể cùng tuổi và giới
  • Nồng độ Hb theo tuổi và giới:

6 tháng- 7 tuổi : 125g/L : cả 2 giới

8 tuổi – 11 tuổi: 135g/L: cả 2 giới

12 tuổi trở lên: 135g/L nữ và 140g/L nam

 

 

CÁC NGUYÊN NHÂN THIẾU MÁU:

  1. Giảm sinh hồng cầu:
  • Suy tủy
  • Suy một dòng hồng cầu: hội chứng Diamond Blackfan, hội chứng suy hồng cầu non thoáng qua ở trẻ em
  • Tủy xương bị xâm lấn: Các bệnh ung thư, xương hóa đá, xơ tủy

Sinh hồng cầu bị ức chế: Bệnh thận mạn, suy giáp, suy tuyến yên, suy dinh dưỡng

  1. Rối loạn trưởng thành hồng cầu non và sinh hồng cầu không hiệu quả
  • Rối loạn trưởng thành nguyên sinh chất: Thiếu sắt, Thalassemia, ngộ độc chì
  • Rối loạn trưởng thành nhân: Thiếu Vitamin B12, thiếu acid folic, thiếu vitamin B1
  • Rối loạn sinh hồng cầu tiên phát
  • Poroporphyria do hồng cầu
  1. Thiếu máu tan máu
  • Thalassemia và Hb bất thường
  • Bất thường ở màng hồng cầu
  • Bất thường (thiếu enzyme) chuyển hóa
  • Tan máu do mien dịch
  • Vỡ hồng cầu cơ học
  • Các nguyên nhân gây vỡ hồng cầu khác (oxy hóa, nhiễm trùng)

 

CÁC DẤU HIỆU THIẾU MÁU:

Bệnh nhân thiếu máu thường có những biểu hiện sau:

  • Da và niêm mạc xanh xao, nhợt nhạt.
  • Ù tai, hoa mắt, chóng mặt.
  • Chán ăn, rối loạn tiêu hóa.
  • Mệt mỏi, hồi hộp, nhịp tim nhanh.

 

 

 

   NHỮNG TRẺ NÀO CÓ NGUY CƠ BỊ THIẾU MÁU?

  • Trẻ sinh non hoặc nhẹ cân.
  • Sống trong cảnh nghèo đói hoặc nhập cư từ các nước đang phát triển.
  • Sử dụng sớm sữa bò.
  • Chế độ dinh dưỡng không đầy đủ, thiếu sắt, vitamin B12, folate.
  • Rối loạn đường ruột: tình trạng này dẫn đến sự hấp thu kém các chất dinh dưỡng trong ruột non gây nên thiếu máu
  • Phẫu thuật hoặc tai nạn mất máu.
  • Các bệnh lâu dài, chẳng hạn như nhiễm trùng, bệnh thận hoặc gan.
  • Tiền sử gia đình mắc các bệnh máu di truyền cũng là nguy cơ gây nên tình trạng thiếu máu.

 

    LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÒNG BỆNH THIẾU MÁU CHO TRẺ?

Để phòng ngừa tình trạng thiếu máu cho trẻ, chúng ta nên:

  • Xây dựng khẩu phần ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, hợp khẩu vị của trẻ: Cần phải bổ sung cho trẻ các dưỡng chất cần thiết, đặc biệt là vitamin B19, chất sắt, vitamin C,…
  • Xây dựng thực đơn hàng ngày đầy đủ các loại thực phẩm như tôm, cá, cua, thịt đỏ, gan, ngũ cốc, đậu đỗ, rau xanh và trái cây,…
  • Cho trẻ dưới 2 tuổi uống thêm viên sắt theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là trẻ sơ sinh.
  • Cho trẻ bú sữa mẹ và kéo dài ít nhất là 6 tháng đầu đời.
  • Tẩy giun sán định kỳ. Bởi vì giun sán là một trong những nguyên nhân gây thiếu máu trẻ em
  • Khám sức khỏe ít nhất 1 lần/năm để phát hiện bệnh sớm nhất có

 

 


Quảng cáo
Thống kê truy cập
Người đang truy cập: 100
Tổng số lượt truy cập: 6041974