Loading...
Chào mừng bạn đến với Website Bệnh Viện Sản nhi Nghệ An

Làm gì khi bị chó cắn để không nguy hiểm đến tính mạng?

Từ trước đến nay, chó cắn không phải là vấn đề mới lạ.Tuy nhiên do tâm lý chủ quan của phụ huynh vẫn để trẻ nhỏ (thậm chí 1 số trẻ lớn) tự chơi với chó, để xảy ra bị chó cắn.Và để xử lý và điều trị đúng cách cũng là một vấn đề mà không phải ai cũng nắm rõ.

Đã có rất nhiều trường hợp sau khi trẻ bị chó cắn, gia đình không theo dõi được tình trạng của chó do quên, hoặc chó bị mất tích, nên không đưa trẻ tiêm phòng dại kịp thời khi trẻ bị chó dại cắn. Dẫn đến trẻ cũng bị mắc dại, và khi phát bệnh thì tỷ lệ tử vong là 100%.

Vì vậy, khi bị chó cắn, cần phải xử lý đúng cách để tránh để lại những hậu quả không đáng có. Các bước xử lý:

1 - Sơ cứu khi bị chó cắn:

  • Làm sạch và sát trùng vết thương: rửa vết thương dưới vòi nước chảy bằng xà phòng diệt khuẩn trong 10-15 phút để loại bỏ tất cả mầm bệnh, rửa nhẹ nhàng không chà xát mạnh. Sau đó sát trùng vết thương bằng cồn 70 độ, oxy già hoặc dung dịch Povidone iodine 10% nếu có.
  • Cầm máu: Nếu vết thương chảy máu không nhiều sau khi bị chó cắn, trong quá trình rửa vết thương bạn không nên cầm máu, chỉ cầm sau 10 đến 15 phút nếu máu vẫn tiếp tục chảy. Lúc này bạn nên đặt lên vết thương bằng miếng gạc y tế và băng lại vết thương.
  • Nếu vết thương sâu và ra nhiều máu, máu phun thành tia bạn dùng dây thun để garô xung quanh vết thương và chi. Sau đó nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời tránh mất quá nhiều máu.

2 - Điều trị dự phòng (theo khuyến cáo của Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế):

 

Tình trạng

vết thương

 

Tình trạng động vật

(Kể cả động vật đã được
tiêm phòng dại)

 

Điều trị dự phòng

Tại thời điểm cắn người

Trong vòng

10-14 ngày

Sờ, cho động vật ăn, liếm trên da lành

 

 

Không điều trị

Vết xước, vết cào, liếm trên da bị tổn thương, niêm mạc

 

Bình thường

 

Bình thường

Tiêm vắc xin dại ngay, dừng tiêm sau ngày thứ 10 -14

Ốm, có xuất hiện triệu chứng dại, mất tích

Tiêm vắc xin dại ngay và đủ liều

Có triệu chứng dại, hoặc không theo dõi được con vật

 

 

Tiêm vắc xin dại ngay và đủ liều

Vết cắn/cào chảy máu ở vùng xa thần kinh trung ương

 

Bình thường

 

Bình thường

Tiêm vắc xin dại ngay, dừng tiêm sau ngày thứ 10-14

Ốm, có xuất hiện triệu chứng dại, mất tích

Tiêm vắc xin dại ngay và đủ liều

Có triệu chứng dại, hoặc không theo dõi được con vật

 

Tiêm huyết thanh kháng dại và vắc xin dại ngay

- Vết cắn/cào sâu, nhiều vết

- Vết cắn/cào gần thần kinh trung ương như đầu, mặt, cổ

- Vết cắn/cào ở vùng có nhiều dây thần kinh như đầu chi, bộ phận sinh dục

- Bình thường

- Có triệu chứng dại

- Không theo dõi được con vật

 

 

Tiêm huyết thanh kháng dại và vắc xin phòng dại ngay.

 

3 - Phẫu thuật khâu vết thương:

Khi bị chó tấn công, trẻ có thể bị thương ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Tuy nhiên vết thương vùng mặt thường để lại một vết sẹo lớn gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, dẫn đến ảnh hưởng đến cuộc sống và gây ám ảnh cho trẻ kể cả khi lớn lên.

Khoa Răng Hàm mặt – Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An đã tiếp nhận rất nhiều trường hợp trẻ bị chó cắn vùng mặt. Tại đây trẻ sẽ được thăm khám, kiểm tra đánh giá mức độ nặng, khuyết hổng tổ chức. Với những trường hợp vết thương lớn, phức tạp, mất tổ chức nhiều sẽ được gây mê để phẫu thuật.

Sau đây là một số hình ảnh vết thương chó cắn rách phức tạp vùng mặt, được khâu tạo hình thẩm mỹ tại khoa:

Bệnh nhân H.V.T 05 tuổi:

 

Bệnh nhân H.Đ.T 10 tuổi:

Cách phòng chống chó cắn và bệnh dại:

  • Tiêm vắc xin phòng dại cho chó mèo định kỳ đầy đủ theo hướng dẫn của bác sĩ thú y.
  • Chó nuôi cần dùng xích hoặc chuồng để nhốt lại, hạn chế cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với, cần huấn luyện thường xuyên để chó bớt hung hăng.
  • Chó đi dạo hoặc ra đường cần đeo rọ mõm.
  • Cần tiêm phòng đầy đủ cho trẻ khi bị chó dại cắn.
  • Khi bị chó cắn, phải xử lý như theo các bước ở trên, tuyệt đối không vì tức giận quá mà đánh chết chó (dẫn đến không theo dõi được).

Quảng cáo
Thống kê truy cập
Người đang truy cập: 78
Tổng số lượt truy cập: 6043297