Hãy bảo vệ làn da của trẻ!
Thời tiết đang dần vào lạnh, hanh khô là điều kiện thuận lợi cho các bệnh lý về da ở trẻ em xuất hiện, tái phát nhiều hơn trong đó thường gặp nhất là viêm da cơ địa. Trong vòng khoảng 1 tháng gần đây, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An liên tục ghi nhận nhiều trẻ bị viêm da cơ địa được bố mẹ đưa tới khám trong đó không ít trường hợp xảy ra tình trạng bội nhiễm, viêm nặng trên nền viêm da của trẻ.
- Ø Viêm da cơ địa (bệnh chàm thể tạng) là bệnh viêm da tái phát, mãn tính, chủ yếu gặp ở trẻ em có liên quan tới cơ địa dị ứng. Bình thường, da của trẻ có lớp màng bảo vệ giúp ngăn nước trong da không bị bốc hơi đồng thời bảo vệ da khỏi các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Tuy nhiên lớp màng này bị tổn thương khi trẻ mắc viêm da cơ địa, gây khô da, đỏ da, ngứa và có thể bội nhiễm trong nhiều trường hợp
- Ø Đặc điểm viêm da cơ địa
+ VDCĐ thường xuất hiện từ nhỏ với đặc trưng là da đỏ, khô, bong vảy, một số trường hợp chảy dịch, ngứa. Các triệu chứng gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của trẻ. Trẻ sẽ bú kém, khó ngủ, bứt rứt. Ngứa nhiều sẽ kích thích trẻ cào gãi, khiến da trầy xước, chảy máu, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây viêm da cơ địa bội nhiễm. Những trường hợp da bị nhiễm trùng nặng, trẻ có thể bị lở loét, chảy mủ hôi hoặc thậm chí là biến chứng nhiễm trùng máu rất nguy hiểm.
+ Ở trẻ dưới 2 tuổi, tổn thương hay gặp ở mặt, hiếm khi gặp ở thân mình, cẳng chân, bàn chân, cánh tay và bàn tay. Ở những tuổi lớn hơn, bệnh hay gặp ở vùng nếp gấp như khuỷu, gối, cổ.
Viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ
Nguyên nhân của bệnh viêm da cơ địa là gì?
Không có nguyên nhân chính xác gây ra viêm da cơ địa. Bệnh gây ra bởi 3 yếu tố chính bao gồm di truyền, môi trường và rối loạn đáp ứng miễn dịch.
Nhiều trẻ em bị viêm da cơ địa có người thân trong gia đình cũng mắc bệnh này hoặc mắc các bệnh dị ứng khác như hen phế quản, mày đay, hay dị ứng theo mùa. Dù hiếm gặp, cũng có trường hợp viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh liên quan đến dị ứng thực phẩm, ví dụ như dị ứng sữa bò hay trứng và cần các chuyên khoa sâu để chẩn đoán.
Các yếu tố làm nặng bệnh là gì?
Có rất nhiều yếu tố có thể khởi phát đợt bệnh và làm trầm trọng bệnh. Khí hậu hanh khô làm cho da khô hơn nên các trẻ viêm da cơ địa thường nặng hơn về mùa đông và đỡ hơn về mùa hè. Sử dụng xà phòng, tiếp xúc với hóa chất, chất tẩy rửa cũng làm bệnh nặng lên. Điều kiện vệ sinh kém, nhiễm khuẩn, thức ăn cũng là những yếu ố hay gặp khởi phát đợt cấp của viêm da cơ địa.
Viêm da cơ địa có thể có lây truyền hay không?
Viêm da cơ địa là bệnh không lây. Tuy nhiên, viêm da cơ địa là một yếu tố thuận lợi để lây nhiễm vi khuẩn hoặc virus như chốc, u mềm lây, herpes.
Viêm da cơ địa ở trẻ lớn
Có thể điều trị khỏi viêm da cơ địa không?
95% trẻ viêm da cơ địa sẽ khỏi sau 2 tuổi. Số còn lại không điều trị khỏi hoàn toàn nhưng có thể kiểm soát được, duy trì tình trạng ổn định mà không gây biến chứng.
Bố mẹ cần làm gì khi con bị Viêm da cơ địa ?
Để điều trị viêm da cơ địa, việc chăm sóc da cho trẻ là rất quan trọng, giúp bệnh được ổn định và tránh tái phát. Điều này cần sự tỉ mỉ khi chăm sóc và sự hợp tác chặt chẽ giữa bác sĩ và bố mẹ của trẻ.
- Bố mẹ nên cho trẻ mặc quần áo chất liệu cotton, mềm, dễ thấm hút, hạn chế để đồ len, dạ tiếp xúc trực tiếp vào da của trẻ. Bố mẹ hoặc người chăm sóc trẻ cũng cần hạn chế mặc đồ len, dạ thô ráp khi bế ẵm trẻ.
- Không nên bôi, tắm cho trẻ bằng các nước lá không rõ nguồn gốc vì đây chính là nguyên nhân làm tình trạng bệnh của trẻ nặng thêm.
- Luôn luôn chú ý loại bỏ các yếu tố kích ứng làm cho tình trạng của bệnh nặng lên ví dụ như bụi, mạt nhà, phấn hoa, lông súc vật,..
- Không nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng hoặc thực phẩm lạ.
- Ngoài ra, những trẻ bị viêm da cơ địa nên tắm bằng những loại sữa tắm dịu nhẹ, ít kích ứng và có tính chất dưỡng ẩm, tắm nước không quá nóng và không nên ngâm trẻ quá lâu.
- Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Nên sử dụng dưỡng ẩm thường xuyên, ít nhất 2-3 lần/ngày, tăng số lần nếu da khô nhiều.
Khi thấy trẻ có biểu hiện mẩn đỏ, khô da nhiều, bố mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám xác định căn nguyên, điều trị kịp thời, không bôi thuốc lá, thuốc không rõ lên da trẻ tránh xảy ra biến chứng, các bác sĩ Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An khuyến cáo./.
- Ø Viêm da cơ địa (bệnh chàm thể tạng) là bệnh viêm da tái phát, mãn tính, chủ yếu gặp ở trẻ em có liên quan tới cơ địa dị ứng. Bình thường, da của trẻ có lớp màng bảo vệ giúp ngăn nước trong da không bị bốc hơi đồng thời bảo vệ da khỏi các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Tuy nhiên lớp màng này bị tổn thương khi trẻ mắc viêm da cơ địa, gây khô da, đỏ da, ngứa và có thể bội nhiễm trong nhiều trường hợp
- Ø Đặc điểm viêm da cơ địa
+ VDCĐ thường xuất hiện từ nhỏ với đặc trưng là da đỏ, khô, bong vảy, một số trường hợp chảy dịch, ngứa. Các triệu chứng gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của trẻ. Trẻ sẽ bú kém, khó ngủ, bứt rứt. Ngứa nhiều sẽ kích thích trẻ cào gãi, khiến da trầy xước, chảy máu, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây viêm da cơ địa bội nhiễm. Những trường hợp da bị nhiễm trùng nặng, trẻ có thể bị lở loét, chảy mủ hôi hoặc thậm chí là biến chứng nhiễm trùng máu rất nguy hiểm.
+ Ở trẻ dưới 2 tuổi, tổn thương hay gặp ở mặt, hiếm khi gặp ở thân mình, cẳng chân, bàn chân, cánh tay và bàn tay. Ở những tuổi lớn hơn, bệnh hay gặp ở vùng nếp gấp như khuỷu, gối, cổ.
Nguyên nhân của bệnh viêm da cơ địa là gì?
Không có nguyên nhân chính xác gây ra viêm da cơ địa. Bệnh gây ra bởi 3 yếu tố chính bao gồm di truyền, môi trường và rối loạn đáp ứng miễn dịch.
Nhiều trẻ em bị viêm da cơ địa có người thân trong gia đình cũng mắc bệnh này hoặc mắc các bệnh dị ứng khác như hen phế quản, mày đay, hay dị ứng theo mùa. Dù hiếm gặp, cũng có trường hợp viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh liên quan đến dị ứng thực phẩm, ví dụ như dị ứng sữa bò hay trứng và cần các chuyên khoa sâu để chẩn đoán.
Các yếu tố làm nặng bệnh là gì?
Có rất nhiều yếu tố có thể khởi phát đợt bệnh và làm trầm trọng bệnh. Khí hậu hanh khô làm cho da khô hơn nên các trẻ viêm da cơ địa thường nặng hơn về mùa đông và đỡ hơn về mùa hè. Sử dụng xà phòng, tiếp xúc với hóa chất, chất tẩy rửa cũng làm bệnh nặng lên. Điều kiện vệ sinh kém, nhiễm khuẩn, thức ăn cũng là những yếu ố hay gặp khởi phát đợt cấp của viêm da cơ địa.
Viêm da cơ địa có thể có lây truyền hay không?
Viêm da cơ địa là bệnh không lây. Tuy nhiên, viêm da cơ địa là một yếu tố thuận lợi để lây nhiễm vi khuẩn hoặc virus như chốc, u mềm lây, herpes.
Có thể điều trị khỏi viêm da cơ địa không?
95% trẻ viêm da cơ địa sẽ khỏi sau 2 tuổi. Số còn lại không điều trị khỏi hoàn toàn nhưng có thể kiểm soát được, duy trì tình trạng ổn định mà không gây biến chứng.
Bố mẹ cần làm gì khi con bị Viêm da cơ địa ?
Để điều trị viêm da cơ địa, việc chăm sóc da cho trẻ là rất quan trọng, giúp bệnh được ổn định và tránh tái phát. Điều này cần sự tỉ mỉ khi chăm sóc và sự hợp tác chặt chẽ giữa bác sĩ và bố mẹ của trẻ.
- Bố mẹ nên cho trẻ mặc quần áo chất liệu cotton, mềm, dễ thấm hút, hạn chế để đồ len, dạ tiếp xúc trực tiếp vào da của trẻ. Bố mẹ hoặc người chăm sóc trẻ cũng cần hạn chế mặc đồ len, dạ thô ráp khi bế ẵm trẻ.
- Không nên bôi, tắm cho trẻ bằng các nước lá không rõ nguồn gốc vì đây chính là nguyên nhân làm tình trạng bệnh của trẻ nặng thêm.
- Luôn luôn chú ý loại bỏ các yếu tố kích ứng làm cho tình trạng của bệnh nặng lên ví dụ như bụi, mạt nhà, phấn hoa, lông súc vật,..
- Không nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng hoặc thực phẩm lạ.
- Ngoài ra, những trẻ bị viêm da cơ địa nên tắm bằng những loại sữa tắm dịu nhẹ, ít kích ứng và có tính chất dưỡng ẩm, tắm nước không quá nóng và không nên ngâm trẻ quá lâu.
- Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Nên sử dụng dưỡng ẩm thường xuyên, ít nhất 2-3 lần/ngày, tăng số lần nếu da khô nhiều.
Khi thấy trẻ có biểu hiện mẩn đỏ, khô da nhiều, bố mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám xác định căn nguyên, điều trị kịp thời, không bôi thuốc lá, thuốc không rõ lên da trẻ tránh xảy ra biến chứng, các bác sĩ Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An khuyến cáo./.
- Khoa Nội nhi tổng hợp, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An