Loading...
Chào mừng bạn đến với Website Bệnh Viện Sản nhi Nghệ An

Giao mùa, cẩn trọng trẻ bị viêm mũi dị ứng thời tiết gõ cửa

Viêm mũi dị ứng thời tiết (viêm mũi dị ứng mùa đông) thường xảy ra vào thời điểm giao mùa cuối thu sang đầu đông và trong mùa đông, thời điểm nhiệt độ và độ ẩm trong không  khí giảm đột ngột. Hơn nữa vào mùa này một số thực vật(phấn hoa, nấm mốc) có thể sinh sản và phát triển nhanh chóng và gây dị ứng với người có cơ địa nhạy cảm.

Với các triệu chứng phổ biến thường gặp là hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi gây khó thở, ngứa mũi và chảy nước mũi nhiều vào buổi sáng, ngứa họng, ngứa mắt có thể kèm theo ngứa tai..

Các triệu chứng viêm mũi dị ứng thường gây ra các phiền toái khó chịu cho người bệnh và gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của trẻ. Nếu không điều trị ngay từ đầu sẽ dẫn đến viêm xoang dị ứng, polyp mũi và bệnh dễ tái phát.

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em (hình minh hoạ)

  1. 1.     Nguyên nhân:

Nguyên nhân bệnh rất phức tạp, chủ yếu do cơ địa dị ứng và một số yếu tố như:

-         Yếu tố di truyền.

-         Yếu tố miễn dịch.

-         Cơ địa dị ứng.

-         Tiếp xúc các tác nhân như bụi, phấn hoa, lông chó mèo...

-         Môi trường, khí hậu.

 

  1. 2.     Cách phòng ngừa và chăm sóc:

-         Bảo vệ cho trẻ khi thời tiết thay đổi, giữ ấm vùng mũi, họng, đầu và cổ.

-         Tránh tiếp xúc với các yếu tố bụi nhà, bụi đường, tránh lông chó mèo, khói thuốc lá, phấn hoa.

-         Vệ sinh nơi ở sạch sẽ, tránh ẩm mốc, giữ môi trưởng ở sạch sẽ.

-         Tránh việc tự ý sử dụng thuốc gây ảnh hưởng lâu dài.

 

  1. 3.     Điều trị:

-          Dung dịch rửa mũi: sử dụng dung dịch rửa mũi(nước muối sinh lý) có tác dụng làm loãng màng nhầy, giúp loại bỏ đi các tác nhân do môi trường gây ra như bụi, phấn lông chó mèo... cung cấp ẩm, làm dịu niêm mạc mũi giảm các cảm giác khó chịu và các các triệu chứng đi kèm.

Đối với việc sử dụng thuốc để điều trị tốt nhất nên đến các địa điểm khám chữa bệnh gần nhất để chuẩn đoán chính xác và điều trị. Tránh việc lạm dụng thuốc làm bệnh nặng thêm.

-          Các thuốc kháng histamin: Nhóm thuốc này ức chế lọc thụ thể H1 nhằm ức chế phản ứng dị ứng của cơ thể, từ đó làm giảm các triệu chứng ở mũi.

-          Thuốc chống viêm corticosteroid dạng xịt: Loại thuốc này được sử dụng khi niêm mạc mũi sưng viêm nặng, gây đau đớn và hẹp đường thở. Thuốc được dùng bằng cách xịt trực tiếp vào lỗ mũi nhằm giảm hiện tượng viêm. Tuy nhiêm sử dụng thuốc corticosteroid có thể gây ra một số tác dụng phụ như khô họng, chảy máu mũi, khô mũi...

Trong các trường hợp có nhiễm trùng, bác sĩ có thể kê đơn các thuốc kháng sinh kèm theo.


Quảng cáo
Thống kê truy cập
Người đang truy cập: 306
Tổng số lượt truy cập: 6410060