Loading...
Chào mừng bạn đến với Website Bệnh Viện Sản nhi Nghệ An

Cẩn trọng ngộ độc thuốc ở trẻ em

 

 Vừa qua, khoa Cấp cứu - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An tiếp nhận trường hợp cháu N.V.A (11 tháng tuổi, tp Vinh) vô tình ăn nhầm thuốc cao huyết áp của bà nội (thuốc Metoprolol 50 mg). Trẻ được đưa vào khoa trong tình trạng tỉnh táo, các chỉ số trong giới hạn ổn định; tuy nhiên phụ huynh không nên vội chủ quan, bởi tiếp cận, điều trị và theo dõi một trường hợp ngộ độc thuốc không hề đơn giản.

 Hiện nay, có vô vàn loại thuốc và hoá chất khác nhau. Các bác sỹ khi tiếp nhận ca bệnh, ngoài các biện pháp giải độc cơ bản, cần phải tra cứu các tác dụng, tác dụng phụ để cấp cứu cũng như tìm kiếm Antidote (thuốc giải độc) phù hợp.

TS. Bác sỹ Nội trú Trần Văn Cương - Trưởng khoa Cấp cứu, Phó Giám đốc Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An - người có công rất lớn trong việc phát triển khoa Cấp cứu kể từ khi thành lập, cũng như dẫn dắt các thế hệ bác sỹ trẻ trưởng thành, đã trực tiếp điều trị ca bệnh thành công.

Sau thời gian điều trị, trẻ đã tỉnh táo hoàn toàn, tinh thần nhanh nhẹn, ăn uống tốt trở lại, chơi ngoan.

 

Bệnh nhi hồi phục tốt sau quá trình theo dõi điều trị tại bệnh viện

 

Trong quá trình điều trị, Tiến sỹ đã giảng dạy, hướng dẫn và truyền đạt kinh nghiệm trong tiếp cận các trường hợp ngộ độc và quá liều thuốc. Cuốn sách gối đầu trong lĩnh vực này được Tiến sỹ Cương chia sẻ là “Clinical management of Poisoning and Drug overdose” của nhóm tác giả Haddad, Shannon and Winchester.

 

Cuốn sách gối đầu được TS. Bác sỹ Nội trú Trần Văn Cương - Trưởng khoa Cấp cứu, Phó Giám đốc BV chia sẻ


Đồng thời, để đảm bảo sự an toàn cho trẻ trước nguy cơ ngộ độc thuốc có thể gây ngại đến tính mạng của trẻ, bác sỹ khuyến cáo các bậc phụ huynh cần chú ý những nguyên tắc phòng ngừa sau đây:

 - Không tự ý mua thuốc cho trẻ uống khi chưa được bác sĩ khám và kê đơn. Cần cho trẻ uống thuốc đúng và đủ liều theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý giảm hoặc tăng liều thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ.

 

- Để thuốc ngoài tầm thấy, tầm với của trẻ, tốt nhất là nên cất giữ tất cả các loại thuốc điều trị của gia đình trong tủ có khóa an toàn.

 

- Không nên uống thuốc trước mặt trẻ, trẻ sẽ để ý và bắt chước lấy thuốc uống một cách vô tình.

 

- Không để thuốc trong các chai nước uống (các loại thuốc nước), hộp kẹo, hộp đựng thức ăn đề phòng trẻ nhầm tưởng là nước ngọt hoặc bánh/kẹo sẽ lấy uống.

 

- Không lấy các loại thuốc viên có màu xanh, màu đỏ cho trẻ chơi để dỗ trẻ ăn.

 

- Với các bà mẹ đang cho con bú, khi dùng thuốc phải có sự tư vấn kỹ lưỡng của bác sĩ điều trị, vì có một số loại thuốc có thể truyền qua sữa mẹ gây ngộ độc cho trẻ khi bú sữa mẹ.

 

- Không cho trẻ uống những loại thuốc không rõ loại, thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ.

 

Ngoài thuốc, hoá chất, các dụng cụ sắc nhọn, ổ cắm điện, nước sôi, kể cả các vật dụng tưởng vô hại như các túi bóng... đều cần để xa tầm với của trẻ.


Quảng cáo
Thống kê truy cập
Người đang truy cập: 268
Tổng số lượt truy cập: 6222940