[CẨN TRỌNG] POLYP ĐẠI TRỰC TRÀNG Ở TRẺ EM
Polyp đại trực tràng ở trẻ em khiến nhiều phụ huynh không thể ngờ tới vì thường nghĩ rằng đó là bệnh của người lớn. Tuy nhiên, trẻ em cũng có thể có Polyp đại trực tràng, tỷ lệ mắc bệnh khoảng 1 – 5%. Gần đây, bệnh viện Sản Nhi Nghệ An đã thăm khám và phát hiện nhiều trường hợp trẻ mắc Polyp đại trực tràng trong độ tuổi từ 5 – 12 tuổi bằng kỹ nội soi đại tràng bằng ống soi mềm hiện đại.
Bệnh nhi Nguyễn Văn T. (7 tuổi, Diễn Châu) được người nhà đưa đến bệnh viện Sản Nhi thăm khám với triệu chứng ban đầu là đi ngoài ra máu. Bố mẹ bé ngỡ con bị kiết lỵ nên đưa cháu đi kiểm tra. Nhưng không ngờ, sau khi được bác sĩ thăm khám và nội soi đại tràng bằng ống soi mềm, kết quả nội soi xuất hiện ở rìa hậu môn có polyp kích thước khoảng 1cm. Vị trí này nếu không nội soi cẩn thận, các bác sĩ thường rất dễ bỏ sót. Như vậy, bước đầu các bác sĩ xác định, bệnh nhi có polyp trực tràng sát hậu môn nên có thể gây kích thích dễ nhầm với hội chứng lỵ.
Một trường hợp khác là bệnh nhi Nguyễn Quốc Đăng K. (5 tuổi, Cửa Lò). Sau khi thăm khám và nội soi, mẹ cháu cũng tá hoả khi bác sĩ cho biết kết quả nội soi phát hiện thấy đại tràng Sigma có hai polyp kích thước khoảng 0,4 cm, tại niêm mạc trực tràng có một polyp kích thước 1 cm. Mẹ cháu K. cho biết, dạo gần đây cháu hay khóc và thường xuyên kêu đau bụng nên gia đình đưa cháu đi kiểm tra. Kết quả polyp đại tràng khiến mẹ bé vô cùng bất ngờ, khi trước giờ mẹ chỉ nghĩ bệnh đó chỉ tấn công người lớn và trong gia đình chưa có ai mắc bệnh lý này.
Các trường hợp bệnh nhi đều được chỉ định nội soi cắt polyp ống tiêu hóa dưới gây mê để loại bỏ hoàn toàn polip. Sau hơn 30 phút thực hiện, sức khoẻ bệnh nhi ổn định, có thể xuất hiện ngay trong ngày.
Theo các bác sĩ khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An: Polyp nói chung và Polyp đại trực tràng ở trẻ em nói riêng thường không có những biểu hiện rõ rệt. Biểu hiện lâm sàng nổi bật của bệnh polyp đại trực tràng là đi ngoài phân máu và máu tươi nhỏ giọt cuối bãi, máu có thể bao ngoài khuôn phân thành sọc. Đây là lý do chính đưa bệnh nhân tới viện khám. Nếu trẻ không được phát hiện sớm và xử lý kịp thời, Chỗ vấn đề tai biến nếu không xử trí kịp thời, polyp có thể tự rụng, gây chảy máu ồ ạt khó cầm, dẫn đến thiếu máu cấp, nguy hiểm hơn có thể gây ung thư đại trực tràng.
Đề chẩn đoán và điều trị, biện pháp hiện đại, phổ biến nhất được áp dụng hiện nay tại bệnh viện Sản Nhi Nghệ An là kỹ thuật nội soi đại tràng bằng ống mềm. Theo đó, Polyp sẽ được cắt ngay trong quá trình nội soi nếu chúng được phát hiện thấy bên trong đại tràng của trẻ. Nội soi đại tràng đặc biệt là nội soi đại tràng cho trẻ nhỏ đòi hỏi bác sĩ phải có kỹ thuật cao, tuân thủ đúng nguyên tắc và đặc biệt là thiết bị nội soi phải được vô trùng tuyệt để tránh vi khuẩn có thể xâm nhập và lây nhiễm vào cơ quan tiêu hóa của trẻ./.