Tìm hiểu về bệnh đau mắt đỏ
Viêm kết mạc hay còn gọi là đau mắt đỏ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi thời điểm trong năm. Tuy nhiên vào thời điểm giao mùa thu bệnh thường gặp hơn và có thể lây lan trong cộng đồng, tạo nên dịch đau mắt đỏ.

Hình ảnh minh họa.
Định nghĩa về đau mắt đỏ
Kết mạc thường trong suốt. Khi bị viêm, như trong viêm kết mạc, kết mạc có màu hồng hoặc đỏ khi quan sát tổng quát. Khi nhìn gần, người kiểm tra có thể phân biệt được các mạch máu nhỏ, được gọi là "tiêm", trái ngược với máu thoát mạch, được thấy trong xuất huyết dưới kết mạc. Tất cả các trường hợp viêm kết mạc đều có đặc điểm là mắt đỏ.
Nguyên nhân
1. Viêm kết mạc do vi khuẩn thường do Staphylococcus aureus, Streptococcus pneumoniae , Haemophilus influenzae và Moraxella catarrhalis gây ra. Nhiễm trùng S. aureus phổ biến hơn ở người lớn; các tác nhân gây bệnh khác phổ biến hơn ở trẻ em
2. Viêm kết mạc do vi khuẩn cấp tính — Các loài Neisseria, đặc biệt là N. gonorrhoeae , có thể gây ra viêm kết mạc do vi khuẩn cấp tính nghiêm trọng và đe dọa thị lực, cần phải chuyển đến bác sĩ nhãn khoa ngay lập tức .Vi khuẩn này thường lây truyền từ bộ phận sinh dục đến tay rồi đến mắt. Viêm niệu đạo đồng thời thường xảy ra.
3. Viêm kết mạc do vi-rút thường do adenovirus gây ra, với nhiều huyết thanh nhóm liên quan . Viêm kết mạc có thể là một phần của tiền triệu do vi-rút tiếp theo là bệnh hạch, sốt, viêm họng và nhiễm trùng đường hô hấp trên, hoặc nhiễm trùng mắt có thể là biểu hiện duy nhất của bệnh. Viêm kết mạc do vi-rút rất dễ lây lan; bệnh lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân và dịch tiết của họ hoặc với các vật thể và bề mặt bị ô nhiễm.
4. Viêm kết mạc dị ứng — Viêm kết mạc dị ứng là do các chất gây dị ứng trong không khí tiếp xúc với mắt, kích hoạt phản ứng quá mẫn cảm trung gian bởi immunoglobulin E (IgE) loại I đặc hiệu với chất gây dị ứng đó, gây ra tình trạng giải phóng hạt tế bào mast tại chỗ và giải phóng các chất trung gian hóa học bao gồm histamine, các yếu tố hướng động của bạch cầu ái toan và yếu tố hoạt hóa tiểu cầu, cùng nhiều chất khác.
Triệu chứng của đau mắt đỏ thường là:
- Đỏ một hoặc cả hai mắt;
- Ngứa một hoặc cả hai mắt; cảm giác có sạn ở trong mắt;
- Rỉ dịch ở một hoặc hai mắt; chảy nước mắt;
- Mi mắt sưng nhẹ, hơi đau, kết mạc sưng phù, đỏ. Bệnh thường bắt đầu từ một mắt, sau vài ba ngày đến mắt thứ hai
- Kèm theo có thể ho, sốt nhẹ, nổi hạch trước tai (hay gặp ở trẻ em).
Lây qua những đường nào ?
-Lây qua các vật dụng sinh hoạt hằng ngày :
+ chung gối chăn, khan màn, chậu rửa mặt.
+ dùng tay dụi mắt sau đó dùng chung đồ vật với người khác
+ lây qua môi trường không khí
+ lây qua tuyến nước bọt , đường hô hấp
Cách phòng bệnh đau mắt
- Luôn đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn
- Rửa mắt hằng ngày với nước muối
- Hạn chết tiếp xúc với người bị bệnh đau mắt
- Hạn chế những nơi đông người đặc biết tránh các nơi bị ô nhiễm
Xử trí khi có người bị bệnh hoặc nghi bị bệnh đau mắt đỏ:
- Lau rửa ghèn, gỉ mắt ít nhất 2 lần một ngày bằng khăn giấy ẩm hoặc bông, lau xong vứt bỏ khăn, không sử dụng lại.
- Tránh khói bụi, đeo kính mát cho mắt.
- Những trẻ em bị bệnh nên nghỉ học, không đưa trẻ đến trường hoặc những nơi đông người trong thời gian bị bệnh.
- Khi trẻ bị đau mắt, thông thường sẽ bị một bên mắt trước, người nhà cần chăm sóc trẻ thật cẩn thận để tránh nhiễm bệnh cho mắt còn lại. Cho trẻ nằm nghiêng một bên, nhỏ mắt rồi dùng gạc y tế lau ngay ghèn, gỉ và nước mắt chảy ra (làm tương tự đối với người lớn).
- Trước và sau khi vệ sinh mắt, nhỏ mắt, cần rửa tay thật sạch bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
- Người bệnh cần được nghỉ ngơi, cách ly, dùng thuốc theo đơn của thầy thuốc. Không tự ý mua thuốc nhỏ mắt. Không dùng chung thuốc nhỏ mắt của người khác.
- Không đắp các loại lá vào mắt như lá trầu, lá dâu…
- Nếu bệnh không thuyên giảm sau vài ngày, phải đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị.