Loading...
Chào mừng bạn đến với Website Bệnh Viện Sản nhi Nghệ An

Những điều cần biết về Đái tháo đường thai kỳ

 Đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK) là bệnh nội tiết thường gặp nhất trong thai kỳ. Theo báo cáo của Bộ Y tế (2018), tỷ lệ thai phụ mắc bệnh ước tính khoảng 20%, nghĩa là trong 100 bà mẹ mang thai sẽ có khoảng 20 bà mẹ mắc bệnh. Trước con số dáng lo ngại về bệnh lý này, các bác sĩ khoa Sản bệnh, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An sẽ trả lời những câu hỏi thường gặp để các mẹ bầu tham khảo nhé!  

        1. Trước sinh tôi có BMI bình thường, hoặc hơi gầy thì chắc là thai kỳ này tôi sẽ không mắc bệnh đâu?

 

   >     Sai nhé các mẹ ơi! Một số nghiên cứu cho thấy 7 - 9% bệnh nhân ĐTĐTK có mức BMI thiếu cân trước khi mang thai. Do tỷ lệ mắc bệnh quá lớn, cho nên đa số bệnh nhân ĐTĐTK cũng có mức BMI trước mang thai bình thường. Đúng là các Mom có BMI ở mức thừa cân, béo phì sẽ có khả năng mắc ĐTĐTK cao hơn, nhưng điều đó không có nghĩa những người BMI bình thường hoặc thiếu cân sẽ không bị bệnh đâu nhé!


2. Thai kỳ này tôi chẳng tăng cân được bao nhiêu vậy mà bác sỹ lại nói tôi bị ĐTĐTK. Chắc là bác sỹ sai rồi???

    >    Nghiên cứu cho thấy có đến khoảng 1/3 bệnh nhân mắc ĐTĐTK tăng cân ít hơn khuyến cáo, trong khi số bệnh nhân tăng cân nhiều hơn khuyến cáo chỉ chiếm khoảng 10%. Các mẹ cũng cần biết nếu mang 1 thai thì tổng số cân nặng cần tăng theo khuyến cáo khoảng 11 - 16kg đối với các mẹ có BMI bình thường; 13 - 18kg đối với các mẹ thiếu cân trước mang thai. Nếu mang song thai các mẹ còn phải tăng cần nhiều hơn nữa. Cho nên nếu các mẹ nghĩ việc giảm ăn, hạn chế tăng cân sẽ giảm được nguy cơ mắc bệnh thì hoàn toàn không đúng nha!

        3. Tôi bị ĐTĐTK và thai to hơn tuổi thai, bác sỹ bảo có chỉ định mổ. Thế thì tôi cứ ăn cho no, cho con to mổ cho sướng!

 

    >    Sai lầm lớn rồi các mẹ ơi! Thai to chỉ là một biến chứng do bệnh gây ra, tuy nhiên việc đẻ một em bé quá cỡ có rất nhiều nguy cơ nhé! Trước tiên là nguy cơ băng huyết sau sinh, mất máu cho mẹ. Hơn nữa em bé quá cỡ còn bị tăng nguy cơ mất tim thai trong 3 tháng cuối; nguy cơ hạ đường huyết, suy hô hấp sơ sinh, rối loạn chuyển hóa khi lớn lên nữa. Do đó một khi đã phát hiện bệnh, các Mom cần tích cực thay đổi chế độ ăn và lối sống để giảm thiểu các biến chứng cho cả mẹ và thai nhé!

4. Tôi đã sàng lọc ĐTĐTK lúc 24 - 28 tuần và không phát hiện bệnh, vậy thì chắc chắn tôi sẽ không bị bệnh đâu?

     >   Thời điểm 24 - 28 tuần thì tình trạng tăng đường huyết đã có thể quan sát rõ, do đó các test sàng lọc bệnh thường được bắt đầu từ thời điểm này. Tuy nhiên, ĐTĐTK là bệnh có xu hướng NẶNG LÊN THEO TUỔI THAI. Cho nên nếu như đã sàng lọc cho kết quả âm tính ở thời điểm 24 - 28 tuần, việc duy trì một chế độ sinh hoạt, ăn uống điều độ vẫn cực kỳ quan trọng nhé các Mom ơi!

 

        Các mẹ thấy đấy, ĐTĐTK lằ bệnh có tỷ lệ mắc rất cao, nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Việc hiểu biết đúng về bệnh có thể giúp cho các mẹ trải qua một thai kỳ an toàn, về đích mỹ mãn. Nếu các mẹ còn thắc mắc về bệnh, hãy liên hệ với chúng tôi để được thăm khám và tư vấn chuẩn nhất nha!


(do nghỉ thai sản 06 tháng từ ngày 15/5 đến 15/11/2023)

Quảng cáo
Thống kê truy cập
Người đang truy cập: 47
Tổng số lượt truy cập: 6467936