Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị, phòng tránh bệnh thương hàn ở trẻ nhỏ
Trong vài năm đầu đời, hệ thống miễn dịch của trẻ vẫn đang trong quá trình phát triển hoàn thiện hoặc đề kháng da suy yếu sẽ làm cho thiên thần nhỏ dễ bị nhiễm virus và vi khuẩn. Vì thế, bố mẹ cần phải có các biện pháp phòng tránh nhằm hạn chế việc bé tiếp xúc với các vi sinh vật gây bệnh.
Thương hàn là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn các thông tin xoay quanh về bệnh thương hàn ở trẻ nhỏ và phương hướng điều trị.
ư
Bệnh thương hàn là gì?
Salmonella Typhi (S.Typhi) là một loại vi khuẩn thuộc họ Salmonella (gây ngộ độc thực phẩm) có khả năng gây ra sốt thương hàn. Vi khuẩn này sống ở người và lây qua sự tiếp xúc với nước tiểu hoặc phân có mang mầm bệnh. Khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn sẽ nhân lên nhanh chóng và lây lan trong đường máu.
Vi khuẩn Salmonella Typhi (S.Typhi) gây bệnh thương hàn
Sự bất cẩn trong việc chăm sóc trẻ, khiến trẻ tiếp xúc với nước hoặc thực phẩm bị nhiễm bệnh,… là nguyên nhân dẫn đến bệnh thương hàn ở trẻ nhỏ. Các triệu chứng quan sát được sẽ biểu hiện từ nhẹ đến nặng cũng như dần biến mất trong vòng 5 ngày sau khi điều trị.
Sau khi hồi phục, trẻ vẫn có thể là người mang vi khuẩn, có nghĩa là trẻ có thể truyền bệnh cho người khác.
Nguyên nhân lây bệnh thương hàn ở trẻ em
Nếu bị nhiễm vi khuẩn Salmonella, hệ thống tuần hoàn trung tâm của bé sẽ bị tấn công, vi khuẩn sẽ bắt đầu nhân lên khiến trẻ bị mắc bệnh thương hàn. Đây là một bệnh truyền nhiễm cực kỳ nguy hiểm cho trẻ nhỏ và có khả năng lây lan nhanh. Trẻ mắc thương hàn do những nguyên nhân chính sau:
- Thức ăn và nước uống: Giống như dịch tả, thương hàn chủ yếu lây truyền qua nước và thực phẩm. Em bé có nguy cơ mắc bệnh này nếu vô tình uống phải nước bị ô nhiễm hoặc tiếp xúc với thực phẩm có mang mầm bệnh.
- Người mang mầm bệnh: Em bé có thể bị nhiễm bệnh khi người mang mầm bệnh hoặc người nhiễm bệnh chạm vào bé nhưng trước đó không rửa tay sát khuẩn.
- Chuẩn bị thức ăn: Bữa ăn không hợp vệ sinh hoặc bảo quản không đúng cách cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh thương hàn ở trẻ nhỏ.
- Phân: Vi khuẩn thương hàn được truyền qua phân của người nhiễm bệnh và không rửa tay sau khi đi vệ sinh.
Mặc dù bệnh thương hàn chủ yếu xảy ra ở trẻ em trong độ tuổi từ hai đến năm tuổi. Tuy nhiên, trẻ mới biết đi và trẻ sơ sinh vẫn có thể dễ dàng mắc chứng bệnh này. Mặt khác, các triệu chứng nhìn thấy được ở trẻ mới biết đi và trẻ nhỏ có thể dễ dàng bị nhầm lẫn với các loại bệnh khác.
Dấu hiệu bệnh thương hàn ở trẻ nhỏ
Triệu chứng của bệnh thương hàn sẽ phát triển trong vòng 2 tuần sau khi bé tiếp xúc với thức ăn hoặc thực phẩm nhiễm bệnh. Những triệu chứng này có thể kéo dài đến 4 tuần hoặc lâu hơn, chúng bao gồm:

Những dấu hiệu trên có thể tăng dần từ nhẹ đến nặng, dựa vào yếu tố sức khỏe, độ tuổi và lịch sử tiêm chủng.
Biến chứng bệnh thương hàn ở trẻ sơ sinh
Nếu không được điều trị ngay lập tức, bệnh thương hàn sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm hoặc thậm chí tử vong, đặc biệt là nếu thời gian mắc bệnh của bé kéo dài hơn 2 tuần. Các biến chứng của tình trạng này bao gồm:
- Sốc
- Hôn mê, mê sảng
- Viêm tụy
- Viêm phổi
- Viêm cơ tim
- Viêm túi mật
- Viêm phế quản
- Nhiễm độc máu
- Viêm màng não
- Viêm van và niêm mạc tim
- Chảy máu ở ruột và dạ dày
- Nhiễm trùng ở thận hoặc túi mật.
Cách điều trị khi mắc thương hàn
- Điều trị đặc hiệu bằng thuốc kháng sinh: Trẻ cần được bác sĩ chỉ định điều trị theo kháng sinh đồ.
- Điều trị hỗ trợ, giảm triệu chứng: hạ sốt khi nhiệt độ >38,5 độ C; bù nước, điện giải.
- Chăm sóc trẻ chu đáo. Chú ý chế độ ăn và dinh dưỡng đầy đủ. Nên ăn thức ăn mềm, dễ tiêu. Nếu trẻ nhỏ yếu đến nỗi không thể tự bú sữa và ăn, con sẽ cần phải nhập viện để được truyền dịch, kháng sinh cũng như chất dinh dưỡng.
- Phòng ngừa, phát hiện và điều trị kịp thời các biến chứng.
Cách phòng tránh bệnh thương hàn cho trẻ
- Đảm bảo vệ sinh môi trường, xử lý phân, rác thải triệt để, hợp vệ sinh.
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, loại bỏ những thực phẩm quá hạn sử dụng. Bên cạnh đó, không có bằng chứng cho thấy bệnh thương hàn được truyền qua sữa mẹ do đó bạn vẫn có thể cho con bú như bình thường. Nếu bé lớn hơn, hãy chuẩn bị những bữa ăn đa dạng thực phẩm tốt cho sức khỏe bao gồm thịt, cá, các sản phẩm từ sữa, trái cây và rau quả.
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, loại bỏ những thực phẩm quá hạn sử dụng khi chế biến thức ăn cho trẻ
- Thực hành ăn chín, uống sôi, dùng thực phẩm sạch.
- Rửa tay sạch với xà phòng trước khi dùng bữa, trong khi nấu nướng và cho trẻ ăn. Vệ sinh tay sau khi đi vệ sinh hoặc chạm vào vật nuôi, sau khi thay tã hoặc ở ngoài đường về.
- Phòng chống ruồi, nhặng.
- Khi trẻ mắc bệnh, cần cách ly trẻ, xử lý chất thải đúng quy trình.
- Tiêm phòng vắc xin thương hàn cho trẻ ( chỉ hiệu quả 65 – 70%, có tác dụng phụ).

Nếu trẻ nhỏ có dấu hiệu sốt cao, khó chịu, ói mửa liên tục và tiêu chảy, bạn nên đưa con đến phòng khám ngay lập tức. Việc chẩn đoán bệnh thương hàn đúng lúc em bé sẽ có cơ hội phục hồi cao hơn. Khi bị trì hoãn, tình trạng có nguy cơ dẫn đến tử vong./.